nghiệp và các ngân hàng quốc doanh, phần nhiều trong số họ đã trở nên
tham nhũng và kém hiệu quả. Các duy nhất mà Trung Quốc có thể chăm
sóc hàng triệu công nhân trong khu vực đó là tư nhân hóa, đóng cửa hay
cho sáp nhập các cơ sở yếu kém, chuyển vốn sang các cơ sở làm ăn hiệu
quả. Và cách duy nhất mà Trung Quốc có thể làm điều đó, tránh được nạn
thất nghiệp tăng cao, là thu hút cho được những nguồn đầu tư khổng lồ từ
bên ngoài.
Quả là Trung Quốc đã thu hút được mức độ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
vài một số xí nghiệp nhất định, nhưng đồng nội tệ của họ chưa hoàn toàn có
khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ, và hiện nay ở đó không có một thị
trường công trái và cổ phiếu để người nước ngoài tự do tham gia. Và ở
Trung Quốc hiện có hiện tượng tư bản câu kết làm nản lòng các nhà đầu tư
từ bên ngoài. Một ví dụ về hiện tượng tham nhũng được đưa ra ánh sáng
vào tháng 10/1998 trong một mẩu tin nói rằng trong tổng số 65 tỷ đô-la
dành cho việc mua lương thực của nông dân từ năm 1992 thì 25 tỷ đô-la,
gần 40 phần trăm, đã "biến mất." Theo tạp chí Times (2/11/1998), phần
nhiều trong số tiền thất thoát đó đã được các viên chức chính phủ sử dụng
vào việc xây cao ốc, đầu cơ tài chính và mua xe hơi và điện thoại di dộng.
Khó khăn của Trung Quốc là ở chỗ họ không thể hùn vốn từ Bầy Thú Điện
Tử đủ để cải tạo các doanh nghiệp quốc doanh - chiếm một nửa nền kinh tế
- nếu họ không nâng cấp hệ điều hành từ mức DOS 1.0 lên mức DOS 6.0,
và nếu họ không cài đặt các phần mềm pháp chế.
Chính vì thế mà bạn không thể kẻ một đường thẳng để đánh dấu Trung
Quốc ngày nay phát triển đến ngày Trung Quốc 20 năm sau, rồi đoán rằng
nước này sẽ trở nên giàu hơn, có hệ thống toàn trị giàu hơn. Nói như vậy là
sai lầm. Trước sau Trung Quốc sẽ vấp phải những giới hạn do chính họ đặt
ra. Bởi vì những gì hiện cho phép Trung Quốc tồn tại ngày nay sẽ khác đi,
sẽ thay đổi, một khi nước này hội nhập toàn diện vào toàn cầu hóa. Bước
quá độ của Trung Quốc sẽ không mấy êm đẹp. Khi 1,2 tỷ dân lao đi với tốc
độ 80 dặm/giờ mà vấp chướng ngại, thì cả thế giới sẽ rung chuyển. Khi vấp
như vậy, Trung Quốc tạo ra một hiểm họa cho sự ổn định trên thế giới -
hiểm họa không bắt nguồn từ sức mạnh, mà bắt nguồn từ thế yếu. Bởi vì