CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 479

phá phách những công ty khác vốn là địch thủ của họ.
Một lý do khiến cho toàn cầu hóa thời kỳ trước 1914 bị đổ vỡ thành Chiến
tranh thế giới thứ nhất, là hành vi của Đế chế Áo-Hung, một nhân tố chủ
chốt trong cán cân lực lượng ở châu Âu. Đế chế này đã phải chịu đựng
trong một thời gian dài sự băng hoại quyền lực của nó, xói mòn quyền lực
từ mức chậm lên đến mức nhanh chóng vào giai đoạn 1909-1914. Đế chế
này lúc đó cảm thấy họ bị ra rìa cuộc đua giữa các cường quốc về kinh tế,
chính trị và quân sự. Thay vì im lặng chịu sự tủi nhục, nó đã ứng xử như
một tay cờ bạc có vũ trang trong một canh bạc mà hắn biết sẽ không thắng
được. Hắn đạp đổ bàn và nổ súng. Trong trường hợp của Áo-Hung, họ đã
liên kết với Đức để hủy diệt Serbia trong một cuộc chiến khu vực, hiểu
rằng từ đó sẽ làm bùng nổ cuộc chiến lớn hơn với nước Nga.
Nếu Serbia, Albania và Algeria cùng hợp lực gây rối thì mọi thứ sẽ loạn,
nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nhưng điều chúng ta
không thể lường được đó là hậu quả sẽ ra sao nếu những nước lớn như
Nga, Nhật hay Trung Quốc không chấp nhận toàn cầu hóa trong khi kho vũ
khí của họ vẫn còn đầy. Robert A. Pastor, nhà khoa học chính trị nhận xét
trong cuốn sách của ông Chuyến đi dài một thế kỷ: Các cường quốc định
hình thế giới, đã nhận xét thách thức mà toàn cầu hóa ngày nay phải đương
đầu trên thực tế giống như thách thức mà hệ thống Versailles gặp phải sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Làm thế nào chúng ta hội nhập những kẻ
thua cuộc vào cùng chốn với những kẻ thắng cuộc? Hòa ước Versailles làm
việc đó rất tồi và gây nhiều căm giận - đến mức nó âm ỉ những hạt giống
cho Chiến tranh thế giới thứ hai. Hòa ước sau Chiến tranh thế giới thứ hai
làm điều đó rất giỏi khi hội nhập hai nước thua cuộc chủ chốt - Đức và
Nhật Bản - điều đó khiến duy trì được ổn định ở châu Âu và châu Á.
Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi sẽ là: Làm thế nào để hội
nhập những kẻ thua cuộc trong Chiến tranh Lạnh vào một hệ thống toàn
cầu hóa được thị trường tự do điều tiết trong đó gồm các quốc gia hầu như
dân chủ? Pastor nói đây là một việc đặc biệt khó khăn vì nền hòa bình ngày
nay rất khác với thời gian sau Hòa ước Versailles: chiến thắng của các đồng
minh phương Tây không phải là không có điều kiện. Phương Tây đã không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.