chỉ toàn là cây Ô liu mà không có xe hơi Lexus, một đất nước cây cối cằn
khô, gốc rễ chèn ép lẫn nhau mà không đâm chồi ra hoa lá.
Đứng trên đường băng sân bay nhìn cảnh đó, tôi cảm thấy giận dữ - không
phải vì tấn thảm kịch ở châu Phi - mà vì cuộc tranh cãi về ngân sách trong
Quốc hội Hoa Kỳ. Đối với tôi lúc đó cũng như giờ đây, dường như nước
Mỹ đã và đang nắm giữ được một điều gì đó thật phi thường. Nhưng nếu
muốn bảo tồn nó, thì nước Mỹ cẫn phải trả tiền và phải vun trồng nó.
Nhưng khi tôi nghe những tân nghị sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa lứa 1994 phát
biểu với những giọng nói hằn học, giọng nói không chịu nhượng bộ, giọng
nói làm như thể Chính phủ Mỹ là một thứ ma quỷ gì đó. Tôi nghe thấy
giọng nam và nững khăng khăng kêu gọi hãy để cho thị trường duy nhất
quyết định, những người đó nghĩ rằng lợi thế kinh tế sẽ đến tường thương
mại tự do và toàn cầu hóa, và thế giới sẽ tự lo lấy bản thân nó. Tôi đã nghe
những luật sư cho rằng nước Mỹ không có trách nhiệm gì đặc biệt trong
việc duy trì các định chế toàn cầu, như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế
giới hay IMF, những định chế quyết định sự ổn định của một hệ thống quốc
tế mà trong đó nước Mỹ được hưởng lợi hơn các nước khác nhiều.
Vậy khi đứng trên đường băng sân bay Kigali suy nghĩ về những điều đó,
tôi tự nhủ: "Quý vị tân nghị sĩ Cộng hòa, mời quý vị sang châu Phi mà sống
- nơi này chính là thiên đường cho quý vị." Vâng, không một ai ở Liberia
phải nộp thuế. Ở Angola không có sự kiểm soát vũ khí. Chúng ta không
thấy có chế độ phúc lợi nào ở Burundi và không có sự can thiệp nào từ phía
chính phủ đối với các thị trường ở Rwanda. Nhưng rất nhiều người dân ở
đây lại mong có được những can thiệp đó. Chẳng hạn, nhân viên lễ tân ở
Luanda, Angola đã nhìn tôi như thể tôi là một thằng điên, khi tôi hỏi chị
rằng nếu đi dạo vài ba phố phường gần khách sạn tôi ở, vào giữa trưa, thì
có an toàn hay không.
"Không, không, không," - chị lắc đầu - "không an toàn đâu." Tôi cuộc rằng
chị này sẵn lòng nộp vài thứ thuế để có được thêm cảnh sát đi tuần trong
phố xá. Và rồi lại có một phóng viên đài phát thanh Liberia đến gặp tôi ở
Monrovie và đòi được biết tại sao lính thủy Mỹ đến Liberia sau khi nội
chiến nổ ra năm 1989, nhưng chỉ di tản kiều dân Mỹ, và bỏ lại dân chúng