CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 519

nước ngoài đi từ số không lên mức 80 phần trăm - rồi quay lại số không.
Tôi kể hai câu chuyện trên đây bởi vì chúng cho thấy cốt lõi của hai đe dọa
lớn nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu ngày nay - khủng hoảng do "chủ
nợ tồi" gây ra và khủng hoảng do "con nợ tồi" gây ra. Cũng như trong xã
hội có con nghiện và kẻ bán ma túy, thì trong tài chính có loại "con nợ tồi"
như nước Nga, và loại "chủ nợ tồi" như bản thân tôi. Vậy câu hỏi lớn mang
tính địa-kinh tế mà chúng ta cần xử lý là: Làm thế nào chúng ta có thể làm
ổn định được nền kinh tế toàn cầu ngày nay, khiến cho đỡ đi những cảnh
cho vay và nợ tồi tệ, những tình huống có thể lan tràn với quy mô và chiều
sâu đến mức đe dọa toàn bộ hệ thống?
Hãy bắt đầu với chuyện những con nợ xấu xa. Tôi tin rằng toàn cầu hóa đã
giúp chúng ta khi làm tan chảy những nền kinh tế của Thái Lan, Hàn Quốc,
Malaysia, Indonesia, Mehico, Nga và Brazil trong những năm 90, vì nó làm
bộc lộ những hành vi và những cơ cấu thối nát và thiếu hiệu quả ở những
đất nước du nhập toàn cầu hóa một cách chưa chín muồi. Theo tôi việc
vạch trần gia đình Suharto tham nhũng ở Indonesia không mang tính khủng
hoảng. Vạch trần sự móc ngoặc tư bản chủ nghĩa ở Hàn Quốc không phải là
điều đường đột. Vạch trần những thương vụ tham nhũng tay trong ở Thái
Lan cũng không khiến tôi sửng sốt. Vạch trần khoảng thời gian vô lý dành
cho những kế hoạch trong đó Chính phủ Mehico cố gắng giật nóng tài trợ
bằng đô-la đến nỗi không có khả năng trả nợ, cũng không khiến chúng tôi
sửng sốt. Tất cả những hệ thống kể trên, trước hay sau đầu sẽ sụp đổ.
Nhưng toàn cầu hóa đã khiến những sự sụp đổ đó xảy ra nhanh hơn, câu
hỏi tiếp theo giờ đây là: Chúng ta phải làm gì nhân cơ hội này? Có người
muốn kiềm chế Bầy Thú Điện Tử để chúng khỏi trở lại giày xéo những
nước đó. Có người muốn những nước đó áp dụng chế độ kiểm soát tài
chính, dựng hàng rào để bầy thú không còn lối vào. Cả hai quan điểm trên
đều do thiếu hiểu biết. Bầy thú là nguồn năng lượng của thế kỷ 21. Các
nước phải học cách quản trị chúng; kiềm chế chúng sẽ vô hiệu, và nếu
không cho chúng vào thì đất nước sẽ thiếu thốn tài nguyên, kỹ thuật và các
kỹ năng chuyên môn, và sẽ dung túng cho chủ nghĩa tư bản móc ngoặc.
Nhiều chuyên gia đã coi chính sách kiểm soát tài chính của Chi Lê là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.