CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 521

chính Larry Summers có lần đã nói: "Trong khi người ta theo nhau đổ lỗi
cho thị trường vốn toàn cầu tham lam, coi chúng là nguyên nhân dẫn tới
khủng hoảng, thì phần nhiều nguyên nhân gây khủng hoảng thực ra bắt
nguồn từ cung cách các chính phủ thu hút các khoản vay ngắn hạn nhưng
không có khả năng thanh toán. Chúng ta đã thấy điều này ở Mexico chẳng
hạn với việc mở những tài khoản đô-la; ở Thái Lan trong việc ưu đãi thuế
đối với những khoản vay từ nước ngoài; ở Nga trong cố gắng của chính phủ
nhằm thu hút ngoại tệ vào chu cấp cho thị trường trái phiếu trong nước."
Các nhà kinh tế và chủ ngân hàng ngày nay sẽ tranh cãi về chi tiết các biện
pháp phục hồi các nước chịu nợ xấu, giúp họ tránh những giày xéo của bầy
thú. Và mỗi đất nước đều có những đặc điểm khác nhau. Nhưng nói chung,
biện pháp cho những nước đó tuân thủ thường có bốn bước:
Bước một, cần phải làm rõ cho những con nợ đó biết rằng mục tiêu của họ
là phải tạo những điều kiện để phục hồi tăng trưởng và lôi kéo cho được
bầy thú quay lại. Có nghĩa là phải cam kết để cải tiến hệ điều hành kinh tế
của đất nước từ mức DOScapital 1.0 lên 6.0. Điều này đòi hỏi sự kết hợp -
mức độ khác nhau trong mỗi nước - giữa cắt giảm ngân sách, đóng cửa các
hãng xưởng và các cơ sở tài chính làm ăn thiếu hiệu quả và phá sản, điều
chỉnh tỷ giá hối đoái, điều chỉnh lãi suất, trả nợ, và xóa đi những hành vi
móc ngoặc tư bản. Mục tiêu của những cải cách đó bao gồm ổn định tiền tệ,
sau đó đi đến giảm lãi suất để kích cầu trong nước và cải thiện khả năng tôn
trọng các hợp đồng cam kết. Trong nhiều trường hợp, bước này cũng bao
gồm việc tạo điều kiện cho bầy thú vào chiếm lĩnh các công ty trong các
quốc gia đó. Tôi nhận thấy điểm cuối cùng có thể gây tranh cãi. Như thể tôi
đang cố gắng làm cho thế giới trở nên rẻ mạt và an toàn hơn cho chủ nghĩa
tư bản Hoa Kỳ. Không phải thế. Tôi đang cố gắng làm cho thế giới trở nên
an toàn hơn, để thực hiện giải pháp toàn cầu và sự xóa cũ đổi mới - thiết
yếu đối với tư bản chủ nghĩa - xóa đi những hãng xưởng yếu kém và thay
thế chúng bằng những hãng xưởng được quản trị tốt hơn và có vốn liếng ổn
định hơn, hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế tốt đẹp nhất. Tôi
không biết người mua lại các hãng xưởng cũ là Mỹ, Đức, Nhật hay Ấn Độ.
Tôi chủ quan tâm tới tiêu chuẩn và tình hình vốn liếng của họ. Bang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.