ví dụ hay cho thấy các nước đang phát triển có thể dùng để ngăn chặn bầy
thú gây rối. Từ năm 1991, Chi Lê buộc các nhà đầu tư nước ngoài đem tiền
vào Chi Lê phải để tiền đó trong vòng ít nhất một năm. Chính phủ cũng đã
áp đặt mức thuế ngầm đánh vào các công ty có vay mượn từ nước ngoài.
Kết quả nói theo lối lạc quan là: tốt xấu lẫn lộn. Tạp chí Forbes (18/5/1998)
trích dẫn báo cáo của Sebastian Edwards, cựu kinh tế gia thuộc Ngân hàng
Thế giới về Mỹ La tinh, cho thấy chính sách kiểm soát tài chính chỉ thành
công một phần, nhưng đã nâng rất cao mức chi phí cho việc tìm kiếm và sử
dụng vốn tại Chi Lê. Ví dụ mức chi phí để vay vốn ở Chi Lê cao gấp đôi ở
Argentina, nơi ủy ban tiền tệ của đất nước đã không cho phép kiểm soát tài
chính. Kiểm soát tài chính đã mở đường cho các vị quan liêu và các thân
hữu của họ điều tiết việc đầu tư, thay cho thị trường tự do. Là một biện
pháp tạm thời để ổn định kinh tế, kiểm soát tài chính có thể rất hữu hiệu và
tiện dụng - miễn là chính phủ giữ đồng nội tệ ở mức ổn định. Nhưng về lâu
về dài, đó không phải là giải pháp. Trong những quốc gia ít tham nhũng
như Chi Lê chẳng hạn, kiểm soát tài chính rồi sẽ dẫn tới méo mó; và trong
những quốc gia nhiều tham nhũng, thì kiểm soát tài chính sẽ khiến tham
nhũng nhiều hơn, tồi tệ hơn.
Do đó hướng giải quyết đúng đắn về địa kinh tế là tập trung tăng sức cho
những đất nước con nợ xấu, để họ có thể sớm kết nối với bầy thú. Họ có
thể lại bị giày xéo, và có những nước dĩ nhiên sẽ phải chấp nhận tổn thất.
Nhưng bầy thú không phải lúc nào cũng hung dữ một cách vô lý. Ngoài
một số ngoại lệ, chúng thường không bỏ chạy hay tấn công những quốc gia
có hệ thống tài chính và những chính sách kinh tế lành mạnh. Một số người
khi nói đến Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Nga, đã than vãn rằng bầy
thú đã bỏ rơi những nơi đó, làm như thể ở những nơi đó người ta đã theo
đuổi các chính sách kinh tế đúng đắn, vậy mà bầy thú vẫn vô cớ bỏ ra đi.
Nói thế là vô lý. Những nước đó đã vay tiền một cách tùy tiện - chính phủ
và các doanh nghiệp đã lâm vào những món nợ đáo hạn sớm, thường là nợ
ngoại tệ, tiền vay không được sử dụng thích đáng, và vì thế họ trở nên dễ bị
tổn thất mỗi khi có biến động ngoại tệ. Một khi bầy thú nhận thấy những
việc làm thái quá như vậy, chúng sẽ giật mình và vùng chạy. Bộ trưởng Tài