CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 524

Chính vì thế điều thiết yếu là phải duy trì các hệ thống phúc lợi tối thiểu
cũng như các chương trình dạy nghề trong quá trình phục hồi đất nước. Vô
nghề nghiệp và thiếu phúc lợi thì chính phủ sẽ không tài nào tìm được từ
dân chúng sự kiên nhẫn cần thiết để tiến hành các chính sách cải cách nhằm
phục hồi và tăng trưởng đất nước.
Trong các nước lớn, nếu số đông trong dân chúng trở nên đói kém, thì các
lãnh đạo thường bị cám dỗ bởi ý tưởng tách đất nước ra khỏi hệ thống thế
giới, xây tường ngăn vách cản và theo đuổi các chính sách thả nổi xã hội.
Đó chính là những chính sách giúp tạo ra cuộc Đại khủng hoảng và đưa đến
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Dạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu thứ hai chính là dạng khủng hoảng do
những chủ nợ tồi gây ra - từ ngân hàng tới quỹ đầu tư, các cơ sở đầu cơ tiền
tệ - những định chế đó ngày nay có thể cho vay nhiều tiền đến nhiều người
ở nhiêu nơi với những cấp độ không ngừng, nhưng bỗng nhiên, khi chúng
đường đột đòi lại vốn và lãi, chúng có tiềm năng gây phương hại đến tất cả
các nền kinh tế, dù là tốt đẹp hay tồi tệ.
Sự tài trợ thiếu lành mạnh có nhiều dạng. Tôi là người cho vay tiền kém cỏi
là do tôi đổ tền vào những thị trường mới trong khi mù tịt, không biết ở đó
họ làm ăn ra sao. Một vài trong số các chủ nợ tồi tệ nhất trong những năm
gần đây là những nhà băng lớn. Bạn tôi làm việc trong thị trường Hồng
kông có lần kể rằng vào đầu những năm 90, kinh tế Á châu đang trở nên
một cao trào, Ngân hàngDresdner của Đức thông báo với quản trị viên Á
châu của họ: "Cho vay, cho vay nữa, cho vay tiếp đi, nếu không chúng ta sẽ
không chiếm được thị phần ở đó." Ngân hàng kiếm tiền bằng cách cho vay
tiền, và thời đó ngân hàng nào cũng nghĩ châu Á là nơi ngon ăn, và ngân
hàng bắt đầu cạnh tranh để chiếm lĩnh châu Á. Vậy là họ ném tiền qua cửa
sổ, chẳng khác những tay buôn ma túy dúi thuốc vào tay các con nghiện.
Phương châm của các nhà băng đối với thế giới đang phát triển là: "Nhanh
lên anh em, tiền đây, khoản vay đầu tiên sẽ được miễn phí." Chính vì thế
vào đầu năm 1999, ngay cả sau khủng hoảng ở Á châu và Nga, 500 ngân
hàng hàng đầu từ 30 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu vẫn là chủ
của món nợ tổng cộng 2,4 ngàn tỷ đô-la dành cho các nước đang phát triển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.