CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 104

Nobel có niềm tin vô cùng vững chắc là việc phát minh một vũ khí hủy diệt
khủng khiếp có thể đóng vai trò vật ngăn cản chiến tranh và giúp cho hòa
bình được duy trì mãi mãi trên thế giới, nhưng sau hơn một thế kỷ, với
hàng loạt các vũ khí hủy diệt đã được thiết kế và chế tạo, niềm hy vọng đó
vẫn không thể trở thành hiện thực. Ông mất vào năm 1896, khi đang một
mình miệt mài bên bàn làm việc tại nhà ông ở San Remo, Italy. Gia sản
khổng lồ ông để lại được dùng làm giải thưởng hằng năm cho các nghiên
cứu hóa học, vậy lý, y học, văn học và hòa bình. Vào năm 1968, để tưởng
nhớ Alfred Nobel, ngân hàng Thụy Điển đã lập ra giải thưởng về kinh tế.
Mặc dù hiện nay giải thưởng này được gọi là giải Nobel, nhưng nó không
phải là một phần trong di chúc ban đầu của Nobel.

Chiến tranh và thuốc nổ

Phát minh của Nobel không thể dùng làm thuốc phóng cho đầu đạn, bởi

lẽ các khẩu súng không chịu được sức nổ quá mạnh của dynamite. Tuy vậy,
các nhà quân sự vẫn muốn có một loại thuốc nổ mạnh hơn thuốc súng, một
loại đạn không tạo ra khói đen, dễ kiểm soát và dễ nạp. Từ đầu những năm
1880, các công thức khác nhau của nitrocellulose (bông thuốc súng) hoặc
hỗn hợp nitrocellulose với nitroglycerin đã được sử dụng làm ”thuốc súng
không khói”, và các hỗn hợp này vẫn được dùng cho súng cầm tay đến tận
ngày nay. Đại bác và các loại pháo hạng nặng khác không bị giới hạn về
loại thuốc phóng. Trong Chiến tranh Thế giới I, đạn dược được làm chủ
yếu từ picric acid và trinitrotoluene. Picric acid được điều chế từ năm 1771,
là một loại bột màu vàng nhạt, ban đầu được sử dụng làm thuốc nhuộm
nhân tạo cho tơ và len. Hợp chất này được tổng hợp khá dễ dàng bằng cách
nitrate hóa ba lần phân tử phenol.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.