CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 105

Năm 1871, người ta phát hiện ra rằng có thể làm cho picric acid phát nổ

nếu sử dụng một chất kích nổ đủ mạnh. Phát hiện này đã được người Pháp
sử dụng trong đạn pháo vào năm 1885, sau đó là người Anh trong suốt cuộc
chiến Boer từ năm 1899 đến 1902. Tuy nhiên, rất khó kích nổ picric acid
nếu nó bị ướt, dẫn đến việc đạn không nổ dưới điều kiện thời tiết ẩm ướt
hoặc trời mưa. Bên cạnh đó, tính acid của picric acid sẽ phản ứng với vỏ
kim loại của viên đạn tạo thành hợp chất “picrates” rất nhạy với chấn động.
Điều này khiến cho viên đạn phát nổ ngay khi tiếp xúc, ngăn cản chúng
xuyên qua lớp áo giáp bảo vệ dày.

Một hợp chất gần giống picric acid về mặt hóa học, trinitrotoluene, vẫn

hay được gọi là TNT từ ba chữ viết tắt của tri, nitro và toluene, phù hợp
hơn để làm đạn dược.

TNT không có tính acid, không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và có nhiệt độ

nóng chảy khá thấp, vì vậy hợp chất này có thể được dễ dàng nấu chảy và
rót vào vỏ bom hoặc vỏ đạn. Ngoài ra, do khó bị kích nổ hơn picric acid,
TNT chịu được sự va chạm mạnh hơn và do đó có khả năng xuyên qua giáp
tốt hơn. TNT có tỷ lệ giữa oxy và carbon thấp hơn trong nitroglycerin, nên
các nguyên tử carbon trong TNT không chuyển hóa hoàn toàn thành carbon

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.