CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 108

trên thế giới được cung cấp từ các mỏ diêm tiêu ở Chile; khi các mỏ quặng
này ngày càng cạn kiệt, phương pháp tổng hợp ammonia đã được nghiên
cứu và phát triển. Vào năm 1913, nhà máy sản xuất ammonia nhân tạo đầu
tiên trên thế giới đã được xây dựng tại Đức, và khi sự phong tỏa của Anh
quốc cắt đứt nguồn cung cấp diêm tiêu từ Chile, quá trình tổng hợp Haber,
như nó được biết cho đến ngày nay, đã được áp dụng nhanh chóng cho
nhiều nhà máy khác để cung cấp ammonia không chỉ cho công nghiệp phân
bón, mà cả đạn dược và thuốc nổ. Ammonia được cho phản ứng tiếp với
oxy để tạo thành nitơ dioxide, tiền chất của nitric acid. Đối với nước Đức,
với ammonia cho phân bón và nitric acid để tạo nên các hợp chất nổ nitro,
sự phong tỏa của Anh quốc đã không còn là vấn đề. Việc cố định nitơ đã
trở thành yếu tố sống còn để thực hiện chiến tranh.

Giải Nobel hóa học năm 1918 đã được trao cho Fritz Haber vì những

đóng góp của ông về ammonia tổng hợp, là nền tảng cho việc tăng năng
suất sản xuất phân bón, nhờ đó tăng cường được khả năng cung cấp lương
thực, nông sản cho cả thế giới. Việc công bố giải thưởng này đã gây ra một
làn sóng phản đối kịch liệt trên thế giới, bởi lẽ Fritz Haber đã tham gia vào
chương trình phát triển khí độc của Đức trong Chiến tranh Thế giới I. Vào
tháng 4 năm 1915, những bình khí chlorine (Cl

₂) đã được xả trên một vùng

rộng ba dặm tại Ypres, Vương quốc Bỉ. Năm ngàn người đã thiệt mạng và
hơn mười ngàn người khác chịu những tổn hại phổi vô cùng nghiêm trọng
do tiếp xúc với khí chlorine. Dưới sự lãnh đạo của Haber trong chương
trình khí độc hóa học, nhiều hợp chất mới, bao gồm khí mù tạt và
phosgene, đã được thử nghiệm và sử dụng. Cho dù cuối cùng các khí độc
này không phải là yếu tố quyết định kết quả của cuộc chiến, nhưng trong
mắt của rất nhiều những người sống cùng thời với Haber, những thành tựu
rất quan trọng trước đó của ông - chủ yếu là trong nông nghiệp thế giới -
không đủ để bù đắp cho những hậu quả khủng khiếp mà hàng ngàn người
phải gánh chịu khi tiếp xúc với khí độc. Nhiều nhà khoa học cho rằng việc
trao giải Nobel cho Haber trong những điều kiện như vậy là một trò hề lố
bịch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.