mới của cây cao su. Những cây giống cao su đầu tiên này, được bảo quản
trong những nhà binh mini và chăm sóc cẩn thận, đã được chuyển bằng tàu
thủy đến Colombo tại đảo Ceylon (ngày nay là Sri Lanka).
Vào lúc đó người ta biết rất ít về quá trình sinh trưởng của cây cao su
cũng như về những ảnh hưởng của điều kiện khí hậu ở châu Á đến khả
năng tạo mủ của cây. Vườn Thực vật tại Kew đã xây dựng một chương
trình khoa học trọng điểm để nghiên cứu mọi tính chất và khía cạnh trong
việc nuôi trồng giống cây Hevea brasiliensis, và kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, trái ngược với niềm tin vào lúc đó, các cây được chăm sóc tốt có
thể cạo lấy mủ hằng ngày. Cây trồng bắt đầu sản sinh mủ sau bốn năm, sớm
hơn rất nhiều so với tuổi của một cây cao su mọc hoang lúc bắt đầu có thể
lấy mủ, khoảng hai mươi lăm năm.
Hai đồn điền cao su đầu tiên đã được xây dựng tại Selangor, ngày nay là
vùng đất phía tây Malaysia. Vào năm 1896, cao su Malay có màu hổ phách
lần đầu tiên đã đến London. Người Hà Lan cũng nhanh chóng thành lập các
đồn điền cao su tại Java và Sumatra, và vào năm 1907, người Anh đã có
khoảng mười triệu cây cao su, trồng theo những hàng thẳng tắp trên một
diện tích hơn 300.000 mẫu Anh tại bán đảo Malay và đảo Ceylon. Hàng
ngàn phu cao su được nhập khẩu vào các vùng trồng cây, người Trung
Quốc đến bán đảo Malay và người Tamils đến đảo Ceylon, để cung cấp
nguồn nhân lực cần thiết cho việc trồng cao su thiên nhiên.
Châu Phi cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của nhu cầu cao su, đặc biệt
là tại Congo ở vùng Trung Phi. Trong suốt thập kỷ 1880, khi thấy rằng
người Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Italy đã chiếm đóng hầu hết các
vùng đất phía tây, nam và đông lục địa châu Phi, vua Leopold II của Vương
quốc Bỉ đã quyết định thuộc địa hóa vùng đất Trung Phi ít hứa hẹn hơn, nơi
mà những cuộc mua bán nô lệ trong nhiều thế kỷ đã khiến dân số giảm
mạnh. Con sốt mua bán ngà voi vào thế kỷ 19 cũng đã ảnh hưởng to lớn khi
phá vỡ hoàn toàn cách thức sinh sống truyền thống của người dân bản địa.
Một phương pháp được ưa chuộng của những thương lái ngà voi là bắt giữ
người bản địa, thu lấy ngà voi từ họ, và ép buộc dân làng phải liều mình đi