CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 180

Khác với thuốc nhuộm hữu cơ, những hạt khoáng chất mịn và các hợp

chất vô cơ khác đã được sử dụng từ thời cổ đại để tạo màu sắc. Nhưng
trong khi màu sắc của các bột màu vô cơ này - được tìm thấy trong các hình
vẽ hang động, hình trang trí các ngôi mộ cổ, tranh tường và bích họa - cũng
có được do hấp thụ những bước sóng nhất định của ánh sáng khả kiến, nó
lại không liên quan gì đến các nối đôi liên hợp.

Hai loại thuốc nhuộm cổ đại được dùng để tạo ra màu đỏ có nguồn gốc

từ các nguyên liệu rất khác nhau, nhưng lại có cấu trúc hóa học tương đồng
rất đáng kinh ngạc. Loại thứ nhất thu được từ rễ của cây thiến thảo, thuộc
họ Rubiaceae, chứa một chất màu gọi là alizarin. Alizarin có lẽ đã được
người Ấn Độ sử dụng đầu tiên, nó cũng được người Perisa và người Ai Cập
biết đến từ rất lâu trước khi được sử dụng bởi người La Mã và Hy Lạp cổ
đại. Nó là một loại thuốc nhuộm cần chất cẩn màu, nghĩa là nó cần thêm
một hóa chất khác - thường là ion kim loại - để có thể bắt màu lên vải. Khi
vải được xử lý trước bằng các dung dịch cẩn màu chứa các muối kim loại
khác nhau, alizarin sẽ tạo các sắc thái màu khác nhau cho vải. Dung dịch
cẩn màu chứa ion nhôm sẽ tạo ra màu đỏ hồng; dung dịch muối magne tạo
ra màu tím; muối chrom cho ra màu tím nâu; và muối calci cho màu tím đỏ.
Màu đỏ tươi được tạo thành khi sử dụng dung dịch cẩn màu chứa cả nhôm
và calci thu được từ hỗn hợp bột rễ cây thiến thảo và đất sét mịn, khô. Hỗn
hợp này có lẽ chính là sự kết hợp thuốc nhuộm/chất cẩn màu đã được
Alexander Đại đế sử dụng vào năm 320 TCN như một mưu kế để dẫn dụ
đối thủ của mình vào một trận chiến không cần thiết. Alexander đã ra lệnh
cho binh sĩ nhuộm những vết màu đỏ như máu lên trang phục. Và quân đội
Ba Tư, lầm tưởng họ đang tấn công vào một nhóm tàn binh không còn sức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.