CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 257

bất cứ ai ở gần đó sẽ gặp nguy hiểm bởi cả tiếng hét kinh hoàng đó lẫn mùi
đi kèm. Truyền thuyết phố biến này đã được đại văn hào người Anh
Shakespeare đưa vào tác phẩm Romeo và Juliet, khi Juliet nói:”… với mùi
khủng khiếp và tiếng rít như cây nhân sâm bị nhổ khỏi mặt đất, những sinh
linh, nghe thấy chúng, đã trở nên điên dại.” Cây nhân sâm còn được đồn
đại rằng thường sống dưới những giá treo cổ, đâm chồi từ tinh dịch của
những người đàn ông bị xử tội ở đó.

Loài cây thứ hai được dùng trong phương thuốc bay là cây belladonna

hay còn gọi là cây cà dược (Atropa belladonna). Tên của cây được đặt từ
thực tế cách làm đẹp phổ biến của phụ nữ ở Italy, nhỏ vài giọt nước từ quả
màu đen của loại cây này vào mắt. Điều này làm đồng tử giãn ra gia tăng
vẻ đẹp của họ, vì vậy nó có tên gọi belladonna, có nghĩa là “người phụ nữ
đẹp” trong tiếng Italy. Một lượng lớn chất từ cây cà dược khi đưa vào cơ
thể có thể gây ra giấc ngủ sâu như chết. Dường như điều này là một kiến
thức rất phổ biến vào thời đó, và có thể đây chính là liều thuốc mà Juliet đã
uống. Shakespeare đã viết (trong tác phẩm Romeo và Juliet) “thông qua tất
cả các tĩnh mạch, khí lạnh mê hồn sẽ lan tỏa và giấc ngủ sẽ đến, vì mạch sẽ
ngừng đập”, nhưng cuối cùng “chìm trong sự tĩnh lặng như chết suốt bốn
mươi hai tiếng đồng hồ, rồi sẽ tỉnh dậy như sau một giấc ngủ ngon.”

Thành phần thứ ba là cây kỳ nham, có lẽ là loài Hyoscyamus niger, dù

một số loài khác cũng có thể được sử dụng trong loại thuốc phù thủy kỳ lạ
này. Kỳ nham đã được sử dụng từ lâu làm thuốc gây ngủ, giảm đau (đặc
biệt là đau răng), thuốc gây mê, và có lẽ là cả thuốc độc nữa. Tính chất của
kỳ nham dường như cũng đã được biết rõ: Shakespeare một lần nữa chỉ mô
tả lại một kiến thức phổ thông thời đó khi tả cảnh Hamlet được bóng ma
của cha mình cho biết: “chú con lén đến, với một lọ nhựa độc cây kỳ nham
và đổ chất độc ghê gớm ấy vào tai ta”. Từ hebona trong đoạn văn trên trong
tiếng Anh dùng để chỉ cây thủy tùng, cây mun lẫn cây kỳ nham, nhưng nhìn
từ góc nhìn hóa học, trường hợp này có lẽ nói đến cây kỳ nham.

Nhân sâm, cà dược và kỳ nham đều chứa những hợp chất alkaloid rất

giống nhau. Hai hợp chất chính, hyoscyamine và hyoscine, được tìm thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.