trong cả ba loại cây với hàm lượng khác nhau. Một dạng của hyoscyamine
được biết đến là atropine và đến nay vẫn là một hợp chất có giá trị, khi
được pha rất loãng, nó làm giãn đồng tử phục vụ cho việc kiểm nghiệm
nhãn khoa. Với nồng độ lớn hơn, chất này có thể gây hoa mắt, choáng
váng, thậm chí mê sảng. Một trong những triệu chứng đầu tiên của việc
nhiễm độc atropine là khô dịch cơ thể. Tính chất này được tận dụng trong
những cuộc phẫu thuật, khi mà lượng dư nước bọt hoặc dịch đờm tiết ra có
thể cản trở quá trình phẫu thuật. Hyoscine, còn có tên gọi khác là
scopolamine, được mang danh (mặc dù hơi quá) là thuốc nói thật.
Phối hợp cùng morphine, scopolamine được dùng làm thuốc gây mê gọi là
“giấc ngủ tê mê”, thế nhưng thật khó để biết được những lời người dùng
thuốc thốt ra là sự thật do tác dụng của thuốc, hay chỉ là lời nói mê sảng.
Tuy vậy, những nhà văn viết truyện trinh thám luôn thích ý tưởng về thuốc
nói thật, và scopolamine vẫn sẽ có được danh tiếng trên. Cũng như
atropine, scopolamine có tính chất ngăn tiết dịch và tạo cảm giác sảng
khoái. Với một liều lượng nhỏ, chất này giúp chống say xe. Những phi
hành gia của Mỹ hay dùng scopolamine để điều trị chứng say trong không
gian.
Nhưng cũng thật kỳ lạ, chất độc atropine lại là thuốc giải độc cho những
chất độc mạnh hơn. Những khí độc thần kinh, ví dụ như sarin - hơi độc do
những kẻ khủng bố xả ra tại một ga tàu điện ngầm ở Tokyo vào tháng 4
năm 1995 - và những loại thuốc trừ sâu gốc phosphate hữu cơ, ví dụ như
parathion, tác động đến cơ thể người bằng cách ngăn cản sự loại bỏ phù
hợp các chất dẫn truyền thần kinh, là những phân tử dẫn truyền tín hiệu qua
những mối nối thần kinh (nerve junction). Khi những chất dẫn truyền thần