CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 291

vai trò thông thường của adenosine trong việc làm chúng ta buồn ngủ. Khi
caffeine chiếm giữ những cơ quan cảm nhận adenosine trong những phần
khác của cơ thể, chúng ta có thể trải nghiệm một cảm giác phấn chấn do
caffeine: nhịp tim nhanh lên, một vài mạch máu bị ép lại trong khi những
mạch khác mở rộng, và một vài mô cơ nhất định co duỗi dễ dàng hơn.

Caffeine được dùng trong y học để làm giảm và ngăn chặn bệnh suyễn,

để điều trị chứng đau nửa đầu, để tăng huyết áp, làm thuốc lợi tiểu, và dùng
cho rất nhiều trường hợp khác. Caffeine thường được tìm thấy trong cả
thuốc không cần đơn thuốc và thuốc theo toa. Nhiều nghiên cứu đã tập
trung tìm kiếm những tác dụng phụ tiêu cực của caffeine, bao gồm mối liên
hệ giữa caffeine và một vài dạng bệnh ung thư, các bệnh tim mạch, chứng
loãng xương, lở loét, các bệnh về gan, hội chứng tiền kinh nguyệt, các bệnh
thận, khả năng di động của tinh trùng, sự thụ thai, sự phát triển thai nhi,
chứng tăng động, năng lực thi đấu của vận động viên, và rối loạn tâm thần.
Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng thể hiện sự liên quan giữa
các bệnh trên với việc sử dụng một lượng vừa phải caffeine.

Nhưng caffeine có độc tính; liều lượng có thể gây chết người được ước

tính vào khoảng 10 g uống vào cơ thể một người trướng thành có tầm vóc
trung bình. Một ly cà phê chứa khoảng 80-180 mg caffeine tùy thuộc vào
cách thức chế biến, bạn sẽ phải uống khoảng 55 đến 125 ly cà phê liên tục
để có thể đạt được liều gây tử vong. Rõ ràng, ngộ độc caffeine theo cách
này hầu như không xảy ra, nếu không muốn nói là không thể xảy ra. Tính
theo khối lượng khô, lá trà chứa lượng caffeine nhiều gấp hai lần hạt cà
phê, nhưng do lượng trà sử dụng để pha một ly trà ít hơn, đồng thời một
lượng caffeine nhỏ hơn được trích ly ra khỏi lá trà theo cách pha trà thông
thường, nên một ly trà chỉ chứa lượng caffeine bằng một nửa lượng có
trong một ly cà phê.

Trà cũng chứa một lượng nhỏ hợp chất theophylline, một phân tử có tác

dụng giống với caffeine. Ngày nay, theophylline được dùng rộng rãi để điều
trị hen suyễn. Nó là một chất làm giãn phế quản tốt hơn caffeine, đồng thời
cũng ít tác dụng lên hệ thần kinh trung ương hơn. Quả cacao, nguồn gốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.