Sumatra - đã phải đẩy mạnh sản lượng cà phê của họ để kịp đáp ứng cho thị
trường thế giới đang ngày một tăng.
Đặc biệt là tại Brazil, canh tác cà phê đã trở thành hoạt động chủ lực
trong nông nghiệp và thương mại. Những diện tích đất khổng lồ vốn được
dùng làm đồn điền mía đã được chuyển sang trồng cà phê, với mong muốn
thu được những khoản lợi nhuận lớn từ hạt của loại cây này. Việc bãi bỏ
chế độ nô lệ tại Brazil đã bị trì hoãn thông qua quyền lực chính trị của
những người sở hữu đồn điền cà phê, những người rất cần nguồn nhân công
rẻ tiền. Phải đến năm 1850, việc nhập khẩu nô lệ vào Brazil mới bị cấm. Từ
năm 1871, tất cả những trẻ em sinh ra trong gia đình nô lệ được quyền tự
do, đảm bảo chế độ nô lệ sẽ bị xóa bỏ, dù rất chậm chạp. Đến năm 1888,
chậm hơn rất nhiều so với các nước phương Tây, chế độ nô lệ hoàn toàn bị
cấm tại Brazil.
Việc canh tác cà phê đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Brazil khi những
tuyến đường sắt được xây dựng nối vùng trồng cà phê với các bến cảng
chính. Khi không còn nô lệ, hàng ngàn người di cư, phần lớn là những
người Italy nghèo khó, đã đến làm việc trong những đồn điền cà phê, qua
đó đã thay đổi cấu trúc sắc tộc và bộ mặt văn hóa của đất nước Brazil.
Việc tiếp tục phát triển canh tác cây cà phê đã thay đổi hoàn toàn môi
trường sinh thái của Brazil. Những vùng đất lớn đã được phát quang, các
khu rừng tự nhiên bị đốn bỏ hoặc đốt cháy, động vật bản địa bị tiêu diệt,
nhường chỗ cho những đồn điền cà phê mênh mông, bao phủ toàn bộ vùng
nông thôn Brazil. Với tình trạng độc canh, cây cà phê nhanh chóng rút kiệt
sự màu mỡ của đất, đòi hỏi tiếp tục khai phá những vùng đất mới một khi
những đồn điền cũ có năng suất ngày càng kém đi. Các khu rừng rậm nhiệt
đới phải cần hàng thế kỷ để có thể hồi phục, đồng thời khi không được bao
phủ thích hợp với các loại cây cối, đất đai sẽ bị xói mòn, và hy vọng để tái
tạo rừng càng trở nên xa vời. Sự phụ thuộc quá đáng vào một loại cây
thường có nghĩa là cư dân bản địa bỏ quên việc trồng những loại cây truyền
thống cần thiết khác, họ càng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thất thường của thị
trường thế giới. Bản thân việc độc canh cũng khiến cây cà phê dễ bị sâu bọ