CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 345

chuyển đến Anh. Mặc dù Frigorifique vẫn thường được công nhận là chiếc
tàu được làm lạnh đầu tiên trên thế giới, nhưng về mặt kỹ thuật, danh hiệu
này phù hợp hơn với chiếc tàu lạnh đầu tiên của Harrison vào năm 1873,
cho dù nó không phải là chiếc tàu làm lạnh đầu tiên thực hiện thành công
chuyến hành trình. Vinh dự này phải thuộc về chiếc S.S. Paraguay, đã cập
bến tại La Havre, Pháp, vào năm 1877 với một chuyến hàng thịt bò đông
lạnh từ Argentina. Hệ thống đông lạnh của Paraguay do kỹ sư Ferdinand
Carré thiết kế và sử dụng môi chất lạnh là ammonia.

Trên chiếc Frigorifique, việc “làm lạnh” được thực hiện với nước được

làm mát bởi nước đá (được bảo quản trong phòng cách nhiệt) sau đó được
bơm đi khắp con tàu trong các hệ thống đường ống. Hệ thống bơm của tàu
đã bị hư hại trên hành trình từ Buenos Aires, và thịt bò đã hỏng trước khi
đến Pháp. Do vậy, dù thực hiện chuyến đi trước S.S. Paraguay vài tháng,
Frigorifique không thực sự là một chiếc tàu làm lạnh, nó chỉ là một chiếc
tàu được cách nhiệt, giữ mát hoặc làm đông lạnh thực phẩm với nước đá.
Frigorifique có thể được công nhận là tàu tiên phong trong việc vận chuyển
thịt đông lạnh xuyên đại dương, cho dù nó đã không thành công.

Bất luận lời tự nhận nào về danh hiệu chiếc tàu làm lạnh đầu tiên có giá

trị nhất, đến thập niên 1880, quy trình nén-bay hơi cơ khí đã giải quyết
hoàn toàn vấn đề vận chuyển thịt từ những vùng sản xuất đến các thị trường
lớn ở châu Âu và miền đông nước Mỹ. Các chuyến tàu từ Argentina hoặc
thậm chí từ những đồng cỏ chăn nuôi gia súc và cừu tại Australia và New
Zealand thường phải thực hiện các chuyến viễn dương kéo dài hai đến ba
tháng, xuyên qua những vùng nhiệt đới nóng bức. Hệ thống làm mát đon
giản bằng nước đá của chiếc Frigorifique ắt hẳn không thể đạt hiệu quả cho
những chuyến đi dài ngày này. Làm lạnh cơ học ngày càng trở nên đáng tin
cậy, trao cho các chủ trang trại và nông dân một cách thức mới để đưa sản
phẩm của họ vào thị trường thế giới. Do vậy, có thể nói kỹ thuật làm lạnh
đã đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế tại Australia, New
Zealand, Argentina, Nam Phi, và những quốc gia khác có thế mạnh về sản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.