đến với tên gọi công thức chiếu Fischer, sau khi nhà hóa học người Đức
Emil Fischer xác định được cấu trúc thực tế của glucose và một loạt các
loại đường liên quan khác vào năm 1891. Mặc dù vào thời điểm đó, công
cụ và kỹ thuật khoa học rất hạn chế và thô sơ, nhưng kết quả của Fischer
vẫn đứng vững cho đến tận ngày nay như một trong những ví dụ vô cùng
tinh tế của logic hóa học. ông đã được trao giải Nobel hóa học vào năm
1902 cho công trình về đường của mình.
Công thức chiếu Fischer của phân tử glucose, với các nguyên tử carbon
được đánh số thứ tự.
Mặc dù chúng ta vẫn có thể biểu diễn các phân tử đường, ví dụ như
glucose, dưới dạng mạch thẳng, hiện nay chúng ta biết rằng các phân tử
đường tồn tại dưới một dạng khác: cấu trúc mạch vòng. Cách mô tả các cấu
trúc mạch vòng được biết đến với tên gọi công thức Haworth, theo tên của
nhà hóa học Anh Norman Haworth, người đã đoạt giải Nobel năm 1937
cho công trình về vitamin C và cấu trúc của các carbohydrate (xem Chương
2). Cấu trúc mạch vòng sáu nguyên tử của glucose bao gồm năm nguyên tử
carbon và một nguyên tử oxy. Trong công thức Haworth dưới đây, số thứ tự
của các nguyên tử carbon được thể hiện giống như trong công thức chiếu
Fischer.