CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 100

mai. Như nhiều thiên tài khác, Moseley cũng là một người khó gần, cứng
nhắc và cổ hủ; ông tỏ thái độ ghê tởm với “thứ mùi bẩn thỉu” của người
nước ngoài tại Manchester.

Nhưng tài năng của Moseley đã bù đắp lại nhiều điều. Tuy việc mình làm bị
Rutherford phản đối vì coi là phí thời gian, nhưng Moseley vẫn nhiệt tình
nghiên cứu các nguyên tố bằng cách bắn phá chúng bằng chùm electron.
Ông cộng tác với cháu của Darwin (một nhà vật lý), và bắt đầu thăm dò mọi
nguyên tố đã biết (cho đến vàng) một cách có hệ thống từ năm 1913. Như ta
đã biết, khi dùng chùm electron bắn phá một nguyên tử, các electron của
nguyên tử sẽ bật ra và để lại lỗ trống. Các electron và hạt nhân nguyên tử hút
lẫn nhau vì electron và proton có điện tích trái dấu, và việc tách các electron
khỏi hạt nhân là một hành động thô bạo. Do tự nhiên ghét cay ghét đắng
chân không nên các electron khác sẽ lao vào để lấp đầy lỗ trống và việc này
giải phóng tia X năng lượng cao. Thú vị thay, Moseley đã tìm thấy mối quan
hệ toán học giữa bước sóng của tia X, số proton trong hạt nhân và số hiệu
nguyên tử (chính là vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn).

Đã có nhiều thay đổi kể từ khi Mendeleev công bố bảng tuần hoàn nổi tiếng
của ông vào năm 1869. Bảng tuần hoàn đầu tiên được đặt nằm ngang, nhưng
sau đó có người đã cho Mendeleev thấy rằng xoay dọc nó ra mới là hợp lý.
Suốt 40 năm sau đó, các nhà hóa học vẫn tiếp tục mày mò với bảng tuần
hoàn, thêm cột và sắp xếp lại các nguyên tố. Trong khi đó, những bất thường
nảy ra bắt đầu khiến mọi người hoài nghi rằng mình có thực sự hiểu bảng
tuần hoàn hay không. Hầu hết nguyên tố trên bảng tuần hoàn được sắp xếp
theo chiều tăng dần nguyên tử khối. Theo nguyên lý đó thì niken nên ở trước
coban; nhưng để cho các nguyên tố ở vị trí phù hợp (tức coban ở trên các
nguyên tố tương tự coban và niken trên các nguyên tố tương tự niken), các
nhà hóa học phải đổi chỗ coban và niken cho nhau. Không ai biết tại sao cần
làm vậy, và đây cũng chỉ là một trong nhiều trường hợp khiến họ phải vò
đầu bứt tóc. Để giải quyết vấn đề này, giới khoa học đã phát minh ra số hiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.