CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 99

Chương 6

Hoàn thiện bảng tuần hoàn… bằng một vụ
nổ

Một vụ nổ siêu tân tinh đã gieo mầm mọi nguyên tố hóa học tự nhiên vào Hệ
Mặt Trời, và khuấy đều chúng trong quá trình “nấu” các hành tinh đá sơ sinh
để đảm bảo các nguyên tố này được trộn đều vào lòng đất. Nhưng chỉ riêng
quá trình này thì không đủ để cho ta biết mọi điều về sự phân bố các nguyên
tố trên Trái Đất. Sau vụ nổ siêu tân tinh, cả một họ nguyên tố đã “tuyệt
chủng” vì hạt nhân của chúng quá kém bền nên không thể “sống sót” trong
tự nhiên. Sự kém bền này làm chấn động giới khoa học và để lại những ô
trống không thể khỏa lấp trong bảng tuần hoàn. Và không như thời
Mendeleev, họ không thể tìm được các nguyên tố còn thiếu dù có gắng sức
thế nào chăng nữa. Các ô trống này cuối cùng cũng được lấp đầy, nhưng đó
là câu chuyện sau khi các lĩnh vực mới được phát triển cho phép giới khoa
học tự tạo ra nguyên tố hóa học, và họ nhận ra rằng sự kém bền của một số
nguyên tố tiềm ẩn hiểm họa khôn lường. Việc tạo ra và phá vỡ các nguyên
tử liên quan mật thiết với nhau đến mức vượt xa tưởng tượng của bất kỳ ai.

Ngọn ngành câu chuyện này xuất phát từ Đại học Manchester (Anh) ngay
trước Thế Chiến I. Manchester lúc đó quy tụ những nhà khoa học lỗi lạc,
gồm cả Ernest Rutherford (bấy giờ đang là giám đốc phòng thí nghiệm nơi
này). Sinh viên triển vọng nhất có lẽ là Henry Moseley. Là con trai của một
nhà tự nhiên học được Charles Darwin ngưỡng mộ, Moseley rất say mê
ngành vật lý. Ông làm việc liên tục trong phòng thí nghiệm suốt 15 giờ, như
thể bản thân đang trải qua những ngày cuối đời và không còn đủ thời gian
làm những việc muốn làm. Trong lúc đó, ông chỉ ăn xa lát trái cây và phô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.