bịa ra những kết quả to lớn mà ông tuyên bố. Georges Urbain người Pháp đã
thách thức chàng trai trẻ bằng cách mang đến một hỗn hợp chứa các nguyên
tố đất hiếm mơ hồ (giống như hỗn hợp ở đảo Ytterby ngày trước). Urbain
nghiên cứu đất hiếm suốt 20 năm và đã mất nhiều tháng để xác định bốn
nguyên tố trong mẫu của mình; ông muốn làm Moseley khó xử, thậm chí là
bẽ mặt. Sau khi gặp mặt, Moseley đã trả về cho Urbain một danh sách đầy
đủ và chính xác chỉ trong một giờ.* Việc xác định những nguyên tố đất hiếm
từng khiến Mendeleev nản lòng giờ đã dễ như ăn kẹo.
Nhưng chúng được xác định bởi những người khác chứ không phải
Moseley. Mặc dù là người tiên phong trong khoa học hạt nhân, nhưng cũng
như titan Prometheus trong thần thoại Hy Lạp, Moseley đã bị các vị thần
“trừng phạt” vì chính công trình có ý nghĩa khai sáng cho các thế hệ sau của
mình. Khi Thế Chiến I nổ ra, Moseley gia nhập quân đội Anh (bất chấp sự
can ngăn từ chính quân đội) và chiến đấu trong chiến dịch thảm họa
Gallipoli (thất bại năm 1915). Khi quân của đế chế Ottoman (ngày nay là
Thổ Nhĩ Kỳ) công phá quân Anh bằng các đội hình phalanx tám tấm khiên,
trận chiến đã biến thành loạn đả trên đường phố với dao, đá và răng. Trong
cuộc ẩu đả man rợ đó, Moseley đã ngã xuống khi mới 27 tuổi. Cuộc chiến
vô nghĩa được mô tả rõ nhất qua nhiều thi sĩ người Anh cũng đã gục ngã
trên chiến trường. Tuy vậy, một người cộng sự lại cho rằng việc Henry
Moseley hy sinh đã khẳng định rằng Thế Chiến I chính là “một trong những
tội ác ghê tởm nhất trong lịch sử mà không gì bù đắp được.”*
Cách tri ân tốt nhất mà giới khoa học có thể dành cho Moseley là săn lùng
tất cả nguyên tố còn thiếu mà ông chỉ ra. Thật vậy, Moseley đã truyền cảm
hứng cho các “thợ săn nguyên tố” – những người đột nhiên có ý tưởng rõ
ràng về điều cần tìm – đến nỗi “khu rừng nguyên tố” nhanh chóng lâm vào
tình cảnh đất chật người đông. Người ta tranh nhau tìm ra hafni, protactini
và tecneti trước tiên. Các nhóm nghiên cứu khác lấp đầy ô trống thứ 85 và
87 của bảng tuần hoàn vào cuối những năm 1930 nhờ tạo ra những nguyên
tố này trong phòng thí nghiệm. Đến năm 1940, chỉ còn một nguyên tố tự