CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 110

Sau khi Dự án Manhattan tuyệt mật kết thúc, các nhà khoa học trở về nhà và
nhìn lại những gì đã làm (một số tự hào, một số thì không). Nhiều người vui
mừng vì đã có thể quên đi khoảng thời gian trong các phòng tính toán. Tuy
nhiên, một số người lại bị thu hút bởi những gì mình học được, trong đó có
Stanislaw Ulam (một người tị nạn Ba Lan). Ulam đã dành hàng giờ ở New
Mexico để chơi bài. Vào một ngày nọ năm 1946, khi đang chơi xếp bài
solitaire, ông tự hỏi về tỷ lệ thắng của bất kỳ ván bài ngẫu nhiên nào. Điều
mà Ulam yêu thích hơn cả chơi bài là các phép tính, nên ông bắt đầu viết các
phương trình xác suất lên rất nhiều trang giấy. Vì vấn đề quá phức tạp nên
Ulam nhanh chóng từ bỏ. Ông quyết định chơi một trăm ván bài và lập bảng
phần trăm số lần thắng. Cách này dễ hơn rất nhiều.

Neuron thần kinh của hầu hết mọi người (ngay cả số đông các nhà khoa học)
có lẽ sẽ khó mà hình dung ra mối liên hệ này, nhưng Ulam đã nhận ra rằng
mình đang dùng phương pháp tiếp cận tương tự như các “thí nghiệm” chế
tạo bom ở Los Alamos khi chơi bài solitaire.

(Mối liên hệ ở đây cũng khá trừu tượng: thứ tự và cách bố trí của các lá bài
giống như thông số ngẫu nhiên, và “tính toán” là tập hợp bài trên tay.) Ông
thảo luận chủ đề này cùng người bạn yêu tính toán John von Neumann (một
người tị nạn châu Âu khác và cũng từng thuộc Dự án Manhattan). Ulam và
von Neumann nhận ra rằng: nếu họ có thể khái quát hóa và áp dụng vào các
tình huống khác (với rất nhiều biến ngẫu nhiên) thì phương pháp này mạnh
tới không tưởng. Thay vì lo ngại hiệu ứng cánh bướm

1

và cố gắng tính đến

mọi sự phức tạp, chỉ cần xác định vấn đề, nhập dữ liệu đầu vào ngẫu nhiên
rồi tính. Những kết quả này không chắc chắn (không như thực nghiệm),
nhưng với số lần thử đủ lớn thì xác suất tính được là khá đáng tin.

1

. Cụm từ để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ

với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Hiệu ứng này được nhà
toán học Edward Norton Lorenz đặt tên. Nguồn gốc tên gọi này dựa trên
quan sát của ông về một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm
bướm vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão. (ND)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.