trình trong khoảng thời gian từ 12 giờ đêm trở đi hay không. Vũ khí tuyệt
mật mà họ phát triển trong khoảng thời gian ấy được gọi là siêu vũ khí
(super): nhiều giai đoạn và mạnh hơn bom hạt nhân cũ (bom A) cả ngàn lần.
Siêu vũ khí dùng plutoni và urani để kích hoạt phản ứng hợp hạch hydro
lỏng siêu nặng (thường xảy ra tại lõi các ngôi sao). Quá trình phức tạp này
hẳn đã “nằm chết” trên những trang báo cáo quân sự tuyệt mật và không thể
tới được các bệ phóng tên lửa nếu không có máy tính kỹ thuật số. Nhà sử
học George Dyson tóm lược về lịch sử công nghệ của thập kỷ đó như sau:
“Máy tính tạo ra bom hạt nhân, rồi bom hạt nhân lại ‘nổ’ ra máy tính”.
Sau nhiều lần vật lộn bất thành nhằm tìm ra thiết kế phù hợp cho siêu vũ khí,
các nhà khoa học lại tình cờ tìm được câu trả lời vào năm 1952. Cũng cùng
năm đó, việc đảo Elugelab (thuộc quần đảo san hô Eniwetok) ở Thái Bình
Dương bị xóa sổ trong một lần thử nghiệm loại siêu vũ khí ấy đã cho thấy
rằng phương pháp Monte Carlo tuy “thô sơ” nhưng rất chuẩn. Tuy nhiên,
những người chế tạo bom còn ấp ủ một thứ đáng sợ hơn cả siêu vũ khí nói
trên.
Có hai cách sử dụng bom hạt nhân. Nếu chỉ muốn thấy người chết và nhà
cửa bị san phẳng, một kẻ điên có thể dùng bom phân hạch một giai đoạn
thông thường. Nó dễ chế tạo hơn và vụ nổ kinh hoàng sẽ thỏa mãn nhu cần
phô trương của hắn: những đợt sóng xung kích cực mạnh sẽ đánh sập các
tòa nhà trong nháy mắt, thổi bay mọi người như “gió to quét sạch lá khô”; và
những cơn sóng nhiệt nóng cả ngàn độ sẽ khiến nạn nhân bỏng nghiêm
trọng. Nhưng nếu kiên nhẫn và quỷ quyệt hơn nữa, hắn sẽ kích nổ một quả
“bom bẩn” coban-60 để bao phủ mặt đất bằng bụi phóng xạ.
Bom hạt nhân thông thường sát thương bằng nhiệt, còn bom bẩn sát thương
bằng bức xạ gamma (còn nguy hiểm hơn cả tia X). Tia gamma là bức xạ
năng lượng cao thuần túy. Chúng không chỉ khiến con người bị bỏng nặng
mà còn khoét sâu tận xương tủy, làm xáo trộn các nhiễm sắc thể trong tế bào
bạch cầu. Các tế bào có thể lập tức chết đi hoặc trở thành ung thư; hoặc tăng
sinh không kiểm soát như người mắc bệnh khổng lồ (gigantism), sau đó biến