Sau nhiều thập kỷ tranh chấp với các nhà khoa học Liên Xô và Tây Đức,
Glenn Seaborg tuy đã yếu hài lòng chỉ về nguyên tố thứ 106 mang tên mình:
seaborgi. Vào thời điểm đó, đây là nguyên tố duy nhất được đặt theo tên một
người còn sống. (Nguồn: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley,
Mỹ)
Câu chuyện nào có thể kết thúc ở đây một cách gọn gàng như thế. Đến thập
niên 1990, Phòng thí nghiệm Berkeley đã chững lại nên bị các đồng nghiệp
Nga – và đặc biệt là Đức – bỏ lại phía sau. Nhanh tới mức đáng kinh ngạc
(chỉ từ năm 1994 đến năm 1996), người Đức đã tìm ra nguyên tố thứ 110:
darmstadti (Ds, theo tên nơi đặt trụ sở của nhóm nghiên cứu); nguyên tố thứ
111: roentgeni (Rg, theo tên nhà khoa học vĩ đại người Đức Wilhelm
Röntgen). Và nguyên tố mới nhất
1
được đưa vào bảng tuần hoàn vào tháng 6
năm 2009 cũng là tác phẩm của họ. Đó là nguyên tố thứ 112: copernici
(Cn).* Thành công của Đức đã giải thích tại sao nhóm Berkeley lại kiên
quyết bảo vệ quan điểm của mình chỉ để có được chút hào quang từ quá
khứ: dường như họ đã liệu trước được tương lai không mấy “khá khẩm” của
mình. Dù sao đi nữa, nhóm Berkeley vẫn không cam tâm bị lu mờ. Năm
1996, họ tung ra một đòn chí mạng với việc lôi kéo Victor Ninov – chàng