CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 134

xuống còn 116 đô la Mỹ một tháng). Segrè cúi đầu chấp nhận rồi gửi cho gia
đình ở Ý, không biết phải lo cho họ như thế nào.

Bất chấp việc bị coi rẻ, chỉ sau vài thập kỷ, Segrè và Pauling (đặc biệt là
Pauling) đã trở thành huyền thoại trong lĩnh vực của mình. Ngày nay, họ vẫn
là hai trong số những nhà khoa học vĩ đại nhất mà hầu hết công chúng chưa
từng nghe nói đến. Giữa họ có một mối liên kết lớn mà Time đã không đề
cập đến: Pauling và Segrè sẽ mãi mãi bị gắn kết trong nỗi ô nhục vì đã phạm
phải hai sai lầm lớn nhất trong lịch sử khoa học.

Thực ra, những sai lầm trong khoa học không phải lúc nào cũng dẫn đến kết
quả tồi tệ. Cao su lưu hóa, teflon và penicillin đều ra đời từ những sai sót.
Camillo Golgi phát hiện ra kỹ thuật nhuộm osimi giúp nhìn thấy các chi tiết
của các neuron sau khi làm đổ nguyên tố đó lên mô não. Học giả và nhà hóa
học sơ khai thế kỷ 16 Paracelsus cho rằng thủy ngân, muối và lưu huỳnh là
những nguyên tử cơ bản của vũ trụ; và dù hoàn toàn sai lầm thì nó cũng đã
kéo các nhà giả kim ra khỏi cuộc tìm kiếm vàng mù quáng để bắt đầu với
hóa học thực sự. Sự vụng về ngẫu nhiên cũng như những nhận định sai lầm
đã thúc đẩy khoa học tiến bộ trong suốt chiều dài lịch sử.

Nhưng sai lầm của Pauling và Segrè không nằm trong số đó. Chúng là
những sai lầm cần phải giấu giếm. Phải nói đỡ rằng hai người đã tiến hành
các dự án vô cùng phức tạp. Tuy lấy tính chất hóa học của các nguyên tử
đơn lẻ làm cơ sở, nhưng các dự án này lại “nhảy cóc” sang việc giải thích
tính chất của các hệ nguyên tử. Dĩ nhiên họ sẽ tránh được sai lầm nếu nghiên
cứu cẩn thận hơn với chính bảng tuần hoàn mà mình đã góp phần làm sáng
tỏ.

* * *

Nói về sai lầm thì không nguyên tố nào được phát hiện “lần đầu tiên” nhiều
hơn là nguyên tố thứ 43. Nó là “quái vật Loch Ness” của bảng tuần hoàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.