CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 222

Dù nền kinh tế dựa trên bản vị kim loại có lỗi thời thì mấy người đó vẫn có
cái lý của mình. Mặc dù tính thanh khoản của kim loại khá kém, nhưng thị
trường kim loại là một trong những nguồn của cải lâu dài bền vững nhất.
Chúng còn không nhất thiết phải là vàng hay bạc. Xét trên cùng một khối
lượng thì rodi là nguyên tố giá trị nhất mà bạn thực sự có thể mua. (Đó là
nguyên nhân Sách Kỷ lục Guinness trao cho Paul McCartney – cựu thành
viên The Beatles – một chiếc đĩa bằng rodi vào năm 1979 để chúc mừng anh
trở thành nghệ sỹ có đĩa nhạc bán chạy nhất mọi thời đại.) Nhưng chưa ai
kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn với một nguyên tố trên bảng tuần
hoàn như cách nhà hóa học người Mỹ Charles Hall “hốt bạc” từ nhôm.

Trong suốt những năm 1800, một số nhà hóa học tài giỏi đã dành cả sự
nghiệp cho nhôm, và thật khó đánh giá liệu số phận của nguyên tố này khá
hơn hay tệ đi sau đó. Vào khoảng năm 1825, một nhà hóa học Đan Mạch và
một nhà hóa học Đức đã đồng thời tách được kim loại này từ loại phèn cổ
vốn làm để làm se da. (Phèn là thứ bột mà các nhân vật hoạt hình – như mèo
Sylvester trong hoạt hình Looney Tunes – hay nuốt và khiến miệng rúm lại.)
Vì ánh sáng long lanh của nó, các nhà khoáng vật học lập tức phân loại
nhôm là kim loại quý (giống bạc hay bạch kim), trị giá hàng chục đô la Mỹ
một gram.

Hai mươi năm sau, một người Pháp đã tìm được cách sản xuất được nhôm ở
quy mô công nghiệp và nhôm được thương mại hóa. Nhưng giá vẫn còn rất
cao (vẫn đắt hơn vàng). Vì dù là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất
(chiếm khoảng 8% khối lượng vỏ Trái Đất, dồi dào hơn vàng hàng trăm
triệu lần) nhưng nhôm không bao giờ xuất hiện ở dạng tinh khiết trong tự
nhiên. Nó luôn luôn liên kết với một thứ gì đó, thường là oxy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.