do thực sự. Điều này cộng với sức mạnh kinh tế vượt trội cho phép Đế chế
Anh mở rộng lãnh thổ tới mức “Mặt Trời không bao giờ lặn”.
Với những chi tiết kể trên, bạn hẳn sẽ mong đợi một ngành khoa học về
bong bóng với lịch sử lâu dài. Nhưng không. Những bộ óc xuất chúng như
Benjamin Franklin (đã khám phá ra dầu có thể khiến nước không sủi tăm) và
Robert Boyle (đã thử nghiệm, thậm chí rất hay nếm nước tiểu tươi còn sủi
bọt trong bô của mình) quả thực đã dấn thân nghiên cứu bong bóng. Các nhà
sinh lý học thời kỳ đầu đôi khi sục bọt khí vào máu của những con chó đang
bị mổ sống. Nhưng các nhà khoa học hầu như vẫn phớt lờ bong bóng, cả về
cấu trúc và hình dạng của chúng; và nhường phần nghiên cứu về bong bóng
cho lĩnh vực mà họ vốn khinh thị, có thể gọi là “khoa học trực giác”. Khoa
học trực giác không phải là khoa học ảo tưởng; nó chủ yếu gồm các lĩnh vực
như chăn nuôi ngựa, làm vườn... Chúng nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên,
nhưng từ lâu đã dựa nhiều vào linh cảm và ghi chép niên lịch hơn là các thí
nghiệm được kiểm soát. Một ngành khoa học trực giác nghiên cứu về bong
bóng là nấu ăn. Những người làm bánh và nấu bia từ lâu đã sử dụng men –
vốn là những “máy làm bong bóng” thô sơ – để làm nở bánh mì và tạo bọt
cho bia. Các đầu bếp cao cấp ở châu Âu thế kỷ 18 đã học cách đánh lòng
trắng trứng thành những tảng bọt xốp lớn để làm ra bánh trứng đường, pho
mát, kem đánh và cappuccino mà chúng ta yêu thích ngày nay.
Tuy nhiên, các đầu bếp và nhà hóa học vẫn thường nghi kỵ nhau: nhà hóa
học coi đầu bếp là vô kỷ luật và phi khoa học, còn đầu bếp coi nhà hóa học
là bọn không biết thưởng thức nghệ thuật. Mãi đến khoảng năm 1900, khoa
học về bong bóng mới trở thành một lĩnh vực được tôn trọng, dù những
người đứng đầu là Ernest Rutherford và Huân tước Kelvin
1
vẫn chưa thể
nhìn nhận rõ ràng tương lai của ngành này. Trên thực tế, vào thời điểm đó,
Rutherford chủ yếu quan tâm tới những bí ẩn sâu thẳm của bảng tuần hoàn.
1
. Wiliam Thomson (26/6/1824-17/12/1907) là nhà toán học, vật lý học kiêm
kỹ sư người Ireland gốc Scotland. Ông được phong là “Nam tước Kelvin đệ