lấp đầy các căn phòng. Khi sóng âm đạt cực tiểu, mặt sóng cao áp xông lên
ép thể tích bong bóng xuống nửa triệu lần, với lực lớn hơn lực hấp dẫn hàng
trăm tỷ lần. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quá trình nén tương đương với
sự co sụp trước khi xảy ra vụ nổ siêu tân tinh này cũng phát ra ánh sáng.
Đáng kinh ngạc nhất là dù bị nén tới “điểm kỳ dị” – thuật ngữ thường chỉ
dùng trong nghiên cứu lỗ đen – bong bóng vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi
không còn sức ép nữa, bong bóng lại phình ra mà không nổ, như “chưa hề
có cuộc chia ly” rồi lại bị nén và nhấp nháy: quá trình này lặp lại hàng ngàn
lần mỗi giây.
Putterman mau chóng mua các thiết bị tinh vi hơn thiết kế thô sơ ban đầu và
vô tình “đụng độ” với bảng tuần hoàn. Nhằm xác định chính xác điều đã
khiến bong bóng phát sáng, ông bắt đầu thử các loại khí khác nhau. Ông
phát hiện ra dù bong bóng không khí tạo ra ánh sáng màu thiên thanh và
xanh lục, nhưng bong bóng nitơ hoặc oxy nguyên chất (tổng cộng chiếm tới
99% không khí) lại không phát quang dù ông đã thử đủ loại âm lượng và tần
số khác nhau. Bối rối, Putterman bắt đầu bơm các khí có trong không khí
vào bong bóng cho đến khi tìm thấy “nguồn sáng”: agon.
Điều đó thật kỳ lạ vì agon là khí trơ. Hơn nữa, các khí mà Putterman (và một
nhóm nhà bong bóng học đang nghiên cứu) thử nghiệm thành công đều là
những “người anh em” của agon có nguyên tử khối lớn hơn: krypton, và đặc
biệt là xenon. Trên thực tế, khi rung bằng sonar, xenon và krypton thậm chí
còn phát quang mạnh hơn cả agon, tạo nên các “ngôi sao trong bình kín” ở
khoảng 19.400°C – nóng hơn bề mặt Mặt Trời rất nhiều. Một lần nữa, điều
này thật khó hiểu. Xenon và krypton thường được sử dụng trong công
nghiệp để dập tắt đám cháy hay các phản ứng mất kiểm soát, và không có lý
do gì để nghĩ rằng những khí trơ về mặt hóa học như chúng lại có thể tạo ra
ánh sáng mạnh đến vậy.
Trừ phi tính trơ của chúng ẩn giấu đặc tính. Bên trong bong bóng, oxy,
cacbon dioxit và các loại khí khác của khí quyển có thể sử dụng năng lượng
từ sonar để phân chia hoặc phản ứng với nhau. Về khía cạnh phát quang do