CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 356

Trang 239 “Remington lập tức cho in bức thư này”: Nội dung bức thư
Twain gửi cho Remington (mà công ty đã in nguyên văn) như sau:

GENTLEMEN: Please do not use my name in any way. Please do not even
divulge the fact that I own a machine. I have entirely stopped using the Type-
Writer, for the reason that I never could write a letter with it to anybody
without receiving a request by return mail that I would not only describe the
machine, but state what progress I had made in the use of it, etc., etc. I don’t
like to write letters, and so I don’t want people to know I own this curiosity-
breeding little joker.

Yours truly,

Saml. L. Clemens

Chương 15: Những nguyên tố dấy lên sự điên rồ

Trang 246 “khoa học ảo tưởng”: Cụm từ “khoa học ảo tưởng” bắt nguồn
từ nhà hóa học Irving Langmuir, người từng diễn thuyết về nó trong những
năm 1950. Langmuir là người đồng nghiệp trẻ tuổi sáng láng mà giải Nobel
và sự bất cẩn khi dùng bữa chung của ông có thể đã khiến Gilbert Lewis tự
sát (xem chương 1). Sau này, Langmuir bị ám ảnh với việc kiểm soát thời
tiết bằng cách gieo mây – một quá trình luẩn quẩn, gần như trở thành khoa
học ảo tưởng. Ngay cả những người vĩ đại cũng đâu có miễn nhiễm.

Khi viết chương này, tôi đã không theo sát định nghĩa (khá hẹp và theo tinh
thần pháp luật) của Langmuir về khoa học ảo tưởng. Một mô tả khác về ý
nghĩa của khoa học ảo tưởng đến từ Denis Rousseau, người đã viết một bài
báo hàng đầu có tên “Case Studies in Pathological Science” cho tờ American
Scientist
năm 1992. Nhưng tôi cũng không theo Rousseau, chủ yếu là để
thêm vào các ngành như cổ sinh vật học vốn không dựa vào dữ liệu như các
trường hợp nổi tiếng khác của khoa học ảo tưởng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.