Thụy Điển cùng ông (Bardeen sợ con mình bỏ lỡ một bài kiểm tra). Trước
lời quở trách này, Bardeen cười gượng và đùa rằng ông sẽ mang họ theo vào
lần nhận giải Nobel tới.
Gạt những câu chuyện hài hước sang một bên, buổi lễ đã đánh dấu một tầm
cao mới cho chất bán dẫn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Viện
Hàn lâm Khoa học Thụy Điển (nơi trao giải Nobel Hóa học và Vật lý) có xu
hướng tôn vinh nghiên cứu thuần túy hơn là kỹ thuật, và chiến thắng cho
transistor là một sự công nhận hiếm hoi với khoa học ứng dụng. Tuy nhiên
đến năm 1958, ngành công nghiệp transistor lại phải đối mặt với một cuộc
khủng hoảng khác. Do Bardeen đã rời khỏi lĩnh vực này, nên cánh cửa đã
mở ra để chào đón một người hùng khác.
Jack Kilby nhanh chóng bước qua “cánh cửa” này dù có thể phải khom lưng
đôi chút (ông cao đến 2 m). Là một người Kansas có khuôn mặt sần sùi và
nói năng chậm rãi, Kilby đã làm việc suốt một thập kỷ ở vùng Milwaukee
nghèo công nghệ trước khi tìm được việc tại công ty Texas Instruments (TI)
năm 1958. Tuy được đào tạo về kỹ thuật điện nhưng Kilby lại được nhận để
giải quyết một vấn đề phần cứng máy tính: tính chuyên chế số lượng
(tyranny of numbers). Về cơ bản, dù transistor silic giá rẻ hoạt động tốt
nhưng các mạch máy tính cao cấp cần rất nhiều transistor. Do đó, các công
ty như TI phải sử dụng nhiều nhà xưởng toàn những kỹ thuật viên nữ với
mức lương bèo bọt, cả ngày chỉ biết cắm mặt vào kính hiển vi, lầm bầm chửi
bới và đổ mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ khi hàn các mảnh silic với nhau. Quy
trình này không chỉ đắt đỏ mà còn không hiệu quả. Không thể tránh khỏi
việc một dây dẫn mỏng manh trong mỗi mạch bị đứt hoặc bung ra khi vận
hành, và khi đó toàn bộ mạch sẽ chết. Tuy nhiên, các kỹ sư lại không thể
tránh được việc phải dùng rất nhiều transistor. Điều này gây ra tính chuyên
chế số lượng.
Kilby đến TI vào một ngày tháng sáu ngột ngạt. Nhân viên mới không có
thời gian nghỉ phép, nên ông chỉ còn lại một mình sau khi hàng ngàn đồng
nghiệp đã nghỉ phép bắt buộc vào tháng bảy. Chính sự vắng lặng này đã