Chương 3
Đảo Galápagos của bảng tuần hoàn
Có thể nói lịch sử của bảng tuần hoàn là lịch sử của hàng loạt người định
hình ra nó. Người đầu tiên giống kiểu tên xuất hiện trong sách lịch sử (như
tiến sĩ Guillotin, Charles Ponzi, Jules Léotard hoặc Étienne de Silhouette) sẽ
khiến bạn mỉm cười khi vẫn có người nhớ tới. Người tiên phong về bảng
tuần hoàn này xứng đáng được ca ngợi đặc biệt, vì đèn đốt mang tên ông đã
tiếp tay cho những trò quậy phá của sinh viên năm hai nhiều hơn bất kỳ
dụng cụ thí nghiệm nào trong lịch sử. Thất vọng thay, nhà hóa học người
Đức Robert Bunsen không thực sự phát minh ra đèn đốt “mang tên mình”,
mà chỉ cải tiến thiết kế và phổ biến nó vào giữa thế kỷ 19. Nhưng cho dù
không có đèn đốt Bunsen đi nữa, cuộc đời ông cũng đã có quá nhiều trắc trở
rồi.
“Tình đầu” của Bunsen là asen. Mặc dù nguyên tố thứ 33 này đã vang danh
ngay từ thời cổ đại (những thích khách La Mã thường bôi nó lên quần áo),
nhưng lại không nhiều nhà hóa học tuân thủ luật pháp biết về asen trước khi
Bunsen bắt đầu khuấy tung nó lên trong ống nghiệm. Ông chủ yếu làm việc
với cacodyl
1
(xuất phát từ một từ nghĩa là “hôi” trong tiếng Hy Lạp) chứa
asen. Bunsen từng nói cacodyl rất hôi và đã khiến ông bị ảo giác, “lập tức
ngứa ran tay chân, thậm chí choáng váng và mất cảm giác”. Lưỡi ông “bị
phủ một lớp màu đen”. Có lẽ bắt nguồn từ chính nhu cầu của bản thân, ông
đã sớm phát triển “thuốc giải” độc asen tốt nhất: sắt oxit hydrat
2
(chất liên
quan đến gỉ sắt này sẽ bám vào asen trong máu và kéo nó ra). Tuy nhiên,
ông vẫn không thể bảo vệ mình khỏi mọi nguy hiểm. Một cốc thủy tinh chứa
asen đã bất ngờ phát nổ và gần như đã thổi bay nhãn cầu phải của Bunsen,
khiến ông mù một mắt trong 60 năm cuối đời.