duy nhất hiện lên đúng vị trí đó. Đó là màn trình diễn thuyết phục nhất về
thuật giả kim mà người dân địa phương từng thấy. Böttger đinh ninh danh
tiếng của mình sẽ nổi như cồn và quả thật là vậy, chỉ tiếc rằng nó lại đem
đến vận rủi.
Tin đồn về Böttger rất nhanh đến tai vua Augustus II của Ba Lan. Ông đã
bắt nhốt Böttger trong một lâu đài và bắt tạo ra vàng cho vương quốc (tương
tự truyện cổ tích Rumpelstiltskin trong Truyện cổ Grim). Böttger không thể
làm được và sau vài thí nghiệm vô ích, kẻ nói dối vô hại này sắp phải bước
lên giá treo cổ khi vẫn còn rất trẻ. Trong cơn bĩ cực, Böttger đã cầu xin nhà
vua tha mạng. Dù không biết thuật giả kim nhưng anh ta lại nói rằng mình
biết làm đồ sứ.
Vào thời điểm đó, tuyên bố này càng khó tin hơn nữa. Kể từ khi Marco Polo
trở về từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ 13, giới thượng lưu châu Âu luôn bị
ám ảnh bởi sứ trắng từ Trung Quốc: đủ cứng để không bị dũa móng tay làm
trầy xước nhưng vẫn hơi trong như vỏ trứng một cách kỳ diệu. Các đế quốc
được đánh giá qua bộ tách trà mình sở hữu, và những lời đồn đại về sức
mạnh của sứ lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Có tin đồn rằng uống nước trong
ly sứ sẽ không thể trúng độc. Tin khác lại nói đồ sứ ở Trung Quốc nhiều đến
nỗi họ đã dựng lên một tòa tháp chín tầng bằng sứ chỉ để khoe mẽ. (Điều
này hóa ra là thật
1
.) Trong nhiều thế kỷ, những gia tộc châu Âu đầy quyền
lực (như nhà Medici ở Florence) đã tài trợ cho nghiên cứu về sứ nhưng chỉ
tạo ra được những hàng nhái loại C.
1
. Năm 1412, Minh Thành Tổ Chu Đệ cho xây dựng Lưu Ly Tháp (nằm trong
tổ hợp Đại Báo Ân Tự ở Nam Kinh). Đây là một tòa tháp chín tầng làm
bằng sứ. (BTV)
May mắn cho Böttger, vua Augustus có sẵn một nhân tài đang nghiên cứu
đồ sứ: Ehrenfried Walther von Tschirnhaus. Tschirnhaus – người từng đi thử
nghiệm mẫu đất ở Ba Lan để tìm ngọc quý – vừa phát minh ra một lò nung
đặc biệt đạt tới 1.650°C. Nhờ đó, anh có thể nung chảy được sứ để phân