km, sâu 19 km (hình thành từ 65 triệu năm trước) trên bán đảo Yucatán ở
Mexico, lý thuyết về vụ tuyệt chủng do tiểu hành tinh chứa iridi gây ra
dường như đã được chứng minh.
Nhưng lương tri khoa học của con người vẫn đôi chút hoài nghi. Tiểu hành
tinh có thể đã tạo ra đám mây bụi che phủ bầu trời, mưa axit và sóng thần
cao hàng kilomet nhưng Trái Đất rồi cũng sẽ ổn định lại, nhiều nhất là sau
vài thập kỷ. Tuy nhiên, theo hồ sơ hóa thạch, sự tuyệt chủng của khủng long
đã kéo dài suốt hàng trăm ngàn năm. Nhiều nhà địa chất ngày nay cho rằng
những núi lửa khổng lồ ở Ấn Độ đã tình cờ phun trào ngay trước và sau vụ
va chạm ở Yucatán, góp phần giết chết khủng long. Năm 1984, một số nhà
cổ sinh vật học bắt đầu lập luận rằng khủng long tuyệt chủng nằm trong một
quy luật lớn hơn: Trái Đất dường như sẽ trải qua một đợt tuyệt chủng hàng
loạt sau mỗi 26 triệu năm. Có phải tiểu hành tinh kia chỉ tình cờ rơi xuống
đúng vào lúc khủng long tuyệt chủng?
Các nhà địa chất bắt đầu khai quật các lớp đất sét mỏng giàu iridi khác.
Chúng dường như có đặc điểm địa chất trùng khớp với các địa điểm xảy ra
tuyệt chủng khác. Theo sau nghiên cứu của cha con nhà Alvarez, vài người
đã kết luận rằng các tiểu hành tinh hoặc sao chổi đã gây ra mọi vụ đại tuyệt
chủng trong lịch sử Trái Đất. Luis Alvarez thấy ý tưởng này rất mơ hồ, đặc
biệt là khi không ai giải thích được phần quan trọng nhất và khó tin nhất của
thuyết này: nguyên nhân của sự trùng hợp. Thật trùng hợp, điều đảo ngược
hoàn toàn quan niệm của Alvarez chính là một nguyên tố hóa học khó nhận
biết khác: reni.
Theo Richard Muller (đồng nghiệp của Luis Alvarez) thuật lại trong cuốn
sách Nemesis thì vào thập niên 1980, Alvarez từng xông vào văn phòng ông,
trên tay cầm một bài báo “lố bịch” và suy đoán về sự tuyệt chủng định kỳ
mà mình phải bình duyệt. Alvarez lúc ấy đang giận tím mặt nhưng Muller
lại quyết định đổ thêm dầu vào lửa. Họ tranh luận kịch liệt, không ai chịu
nhường ai. Muller đã tóm tắt mấu chốt quan điểm của Alvarez trong cuộc
cãi vã như sau: “Trái Đất chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Xác