và cây bắt ruồi Venus bẫy côn trùng vì muốn có nitơ của chúng.) Nhưng dù
chiếm tới 80% không khí mà chúng ta thường hít thở, nitơ lại rất tệ trong
việc bổ sung dưỡng chất cho đất do nó hiếm khi phản ứng với bất cứ thứ gì
và không bao giờ “cố định” trong đất. Dồi dào, quan trọng nhưng lại khó sử
dụng, nitơ đã vô hình trung trở thành mục tiêu nghiên cứu của các nhà hóa
học nhiều tham vọng.
Quy trình “bắt” nitơ do Haber phát minh gồm nhiều bước với nhiều chất
trung gian thoắt ẩn thoắt hiện. Về cơ bản, Haber đốt nóng nitơ đến hàng
trăm độ, bơm thêm khí hydro, tăng áp suất lên hàng trăm lần so với áp suất
không khí thông thường, dùng osimi làm chất xúc tác quan trọng. Và “bùm”,
nitơ được chuyển hóa thành amoniac (NH
3
) – tiền thân của mọi loại phân
bón. Nhờ phân bón công nghiệp giá rẻ ngày nay mà nông dân không còn
phải dựa vào phân ủ để làm màu cho đất nữa. Ngay cả khi Thế Chiến I nổ ra,
Haber vẫn cứu hàng triệu người khỏi chết đói theo dự đoán Malthus
1
. Và ta
vẫn cần cảm ơn ông vì đã nuôi sống hầu hết 6,7 tỷ người trên thế giới ngày
nay.*
1
. Thomas Robert Malthus (1766-1834) dự đoán rằng toàn bộ loài người rồi
sẽ chết đói, vì dân số tăng theo cấp số nhân còn sản lượng lương thực chỉ
tăng theo hàm tuyến tính. (BTV)
Điều mà chúng ta chưa nhắc tới là Haber thực ra lại ít quan tâm đến phân
bón, dù đôi khi ông nói ngược lại. Ông theo đuổi amoniac giá rẻ để giúp
Đức chế tạo chất nổ gốc nitơ – loại bom được chế tạo nhờ chưng cất phân
bón mà Timothy McVeigh dùng để đục một lỗ lớn trong tòa án thành phố
Oklahoma năm 1995. Đáng buồn là những người như Haber lại xuất hiện
nhan nhản trong lịch sử: những kẻ ti tiện bán linh hồn cho quỷ, biến những
sáng tạo khoa học thành vũ khí giết người hiệu quả. Trường hợp của Haber
càng tệ hơn nữa vì đây là điều mà ông rất giỏi. Sau khi Thế Chiến I bùng nổ,
với hy vọng khai thông bế tắc trong nền kinh tế đất nước, giới lãnh đạo quân
sự Đức đã tuyển dụng Haber cho bộ phận chiến tranh bằng khí độc. Dù mục
đích là kiếm tiền từ các hợp đồng của chính phủ nhờ bằng sáng chế về