CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 89

Mọi thứ càng lúc càng tồi tệ. Cảm thấy bị sỉ nhục vì những khoản bồi
thường khổng lồ mà Đức phải trả cho phe Hiệp ước, Haber đã mất sáu năm
vô ích khi cố gắng tách vàng hòa tan từ đại dương để có thể tự trả phí bồi
thường. Các dự án khác xuất hiện cùng lúc cũng vô dụng, và điều duy nhất
mà Haber làm được trong suốt những năm đó (bên cạnh việc cố gắng bán
mình làm chuyên gia cố vấn chiến tranh khí độc cho Liên Xô) là một loại
thuốc trừ sâu. Haber phát minh ra Zyklon A từ trước Thế Chiến I, và sau
chiến tranh, một công ty hóa chất của Đức đã nghiên cứu công thức ấy để
tạo ra khí độc thế hệ thứ hai hiệu quả hơn. Cuối cùng, một chế độ mới bội
bạc lên cầm quyền; Đức Quốc Xã nhanh chóng quên bẵng Haber và trục
xuất ông vì nguồn gốc Do Thái. Ông qua đời năm 1934 khi đang trên đường
sang Anh tị nạn. Trong khi đó, việc nghiên cứu thuốc “trừ sâu” vẫn tiếp tục
và chỉ trong vài năm, Đức Quốc Xã đã giết chết hàng triệu người Do Thái
(gồm cả họ hàng của Haber) bằng khí độc thế hệ thứ hai Zyklon B.

Đức trục xuất Haber không chỉ bởi nguồn gốc Do Thái, mà còn vì ông ta đã
hết thời. Song song với đầu tư cho chiến tranh khí độc, quân đội Đức đã bắt
đầu khai thác một góc khác của bảng tuần hoàn trong Thế Chiến I, và cuối
cùng đã quyết định rằng dùng vonfram và molypden nã pháo vào quân địch
hiệu quả hơn là gây bỏng bằng clo và brom. Từ đó, chiến tranh lần nữa quay
về với những nguyên tố hóa học cơ bản của bảng tuần hoàn. Vonfram vẫn
tiếp tục tỏa sáng trong Thế Chiến II, nhưng ở một số trường hợp, câu chuyện
về molypden lại hấp dẫn hơn nhiều. Tuy rất ít người biết tới, nhưng trận
chiến xa xôi nhất trong Thế Chiến I không diễn ra ở Siberi hay chống lại
Lawrence xứ Ả Rập trên sa mạc Sahara, mà tại một mỏ molypden ở dãy núi
Rocky, Colorado.

Sau khí độc, vũ khí đáng sợ nhất của Đức trong chiến tranh là Big Bertha –
pháo công thành siêu nặng đã hủy diệt tinh thần của binh sĩ đối thủ không
thương tiếc như từng làm với các chiến hào của Pháp và Bỉ. Những khẩu
Big Bertha đầu tiên nặng tới 40 tấn được vận chuyển từng phần bằng máy
kéo đến bệ phóng và cần đến 200 người lắp ráp suốt sáu giờ, đổi lại là khả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.