cản trở công ty của chồng tôi”. Các công nhân gan góc của King đã gọi kim
loại mà họ liều mạng để đào lên nhưng không thể phát âm nổi là “Molly be
damned” (Molly đày đọa).
King lờ mờ hiểu về mục đích sử dụng molypden của Đức, và ông cũng là kẻ
duy nhất không phải người Đức (ở châu Âu hay Bắc Mỹ) biết việc này. Mãi
cho đến khi người Anh chiếm được vũ khí của Đức vào năm 1916 và nấu
chảy chúng để nghiên cứu, phe Hiệp ước mới phát hiện ra kim loại kỳ diệu
(wundermetall) này, nhưng các trò lừa bịp ở dãy Rocky vẫn tiếp diễn. Năm
1917, Mỹ mới tham chiến nên không có lý do để theo dõi công ty con của
Metallgesellschaft ở New York, đặc biệt là khi nó có cái tên rất Mỹ:
American Metal. Đây chính là công ty do Max Schott phụ trách; và khi
chính phủ Mỹ bắt đầu nghi ngờ vào khoảng năm 1918, American Metal
tuyên bố họ là chủ sở hữu hợp pháp của khu mỏ này vì Otis King đã bán nó
cho Schott với giá bèo 40.000 đô la. Công ty này cũng thừa nhận rằng họ
“chỉ vô tình” gửi tất cả molypden đến Đức. Giới chức Mỹ nhanh chóng đóng
băng các giao dịch cổ phiếu của Metallgesellschaft ở Mỹ và kiểm soát núi
Bartlett. Đáng buồn thay, những nỗ lực muộn màng này không thể vô hiệu
hóa được nòng pháo Big Bertha. Cuối năm 1918, Đức đã dùng Big Bertha
đúc bằng thép molypden để pháo kích Paris từ khoảng cách xa tới mức đáng
kinh ngạc: 120 km.
Sau khi Thế Chiến I kết thúc, thứ công lý duy nhất có được chỉ là sự phá sản
của công ty Schott vào tháng 3 năm 1919 vì giá molypden chạm đáy. King
trở lại khai thác và trở thành triệu phú nhờ thuyết phục Henry Ford sử dụng
thép molypden trong động cơ xe hơi. Nhưng việc dùng molypden trong
chiến tranh đã kết thúc. Vào thời điểm Thế Chiến II nổ ra, vai trò của
molypden trong việc sản xuất thép đã được thay thế bởi nguyên tố ngay bên
nó dưới trên bảng tuần hoàn: vonfram.
Nếu molypden chỉ là một nguyên tố khó phát âm thì vonfram lại có một
trong những ký hiệu hóa học khó hiểu nhất: một chữ W to tướng không biết
từ đâu ra. Chữ này viết tắt cho wolfram (tên tiếng Đức của kim loại này), và