quanh rồi cũng bước vào nhà. Nhanh nhẹn cài then cửa, hắn bước lại bên
cửa sổ, đặt chiếc túi của mình lên bệ và đứng nép mình sau rèm cửa để
quan sát khoảng trống trước ngôi nhà.
Ông già dừng lại ở giữa phòng, nặng nhọc tựa người vào bàn.
- Các anh cần gì? – Ông lặp lại. – Tôi đã nói là tôi không có tiền.
- Điều đó chúng tôi đã nghe rồi! – Mills nạt ông già và quay về phía
Saad. – Đem chiếc máy chữ ngoài hành lang vào đây.
Saad chấp hành mệnh lệnh.
- Coi lão đang làm gì này! – Saad kêu lên, cúi xuống trang giấy còn đặt
trong máy. – Lão ta đang viết hồi ký. Đây là trang thứ 180 và căn cứ theo
nội dung thì lão ta chỉ viết cho đến năm 1942.
Mills không đáp.
- Đánh thứ cần thiết đi. – Sau cùng hắn nói nhát gừng và lạnh nhạt.
Saad ngồi vào bàn, lắp giấy vào máy và bắt đầu gõ các phím chữ. Dodek
định ngoái cổ lại nhìn nhưng Mills đã giận dữ quát lên:
- Đừng có mà ngoái lại! Rồi cũng sẽ đến lúc lão được biết mọi chuyện
thôi!
Mills rời khỏi cửa ra vào để tiện quan sát xem có gì diễn ra bên ngoài
cửa sổ và đồng thời theo dõi Dodek từ phía sau.
- Tôi hỏi lại một lần nữa, các anh cần gì ở tôi?
- Chốc nữa rồi ông sẽ biết, Istvan Dodek!
- Các anh biết cả tên của tôi kia à? Nhưng chúng ta chưa bao giờ gặp
nhau kia mà. Vậy các anh là ai?
Saad lắp mấy tờ giấy nữa vào máy và lại gõ liên hồi trên các phím chữ.
- Thế nào? – Mills sốt ruột.
Kẻ tòng phạm đưa tay ra hiệu cho hắn biết là đã đánh máy xong.
- Bây giờ hãy đưa cho ông ta đọc!
Saad chìa bản đánh máy vào tận mắt ông già trong tư thế để ông không
thể giật được tờ giấy ở tay hắn. Mills cầm tờ giấy thứ nhất trên bàn lên,
không thèm đọc và đặt ngay lên bệ cửa sổ, bên cạnh chiếc túi.
Dodek rút kính ra, đặt lên sống mũi và đọc tờ giấy mà kẻ lạ mặt đứng
đối diện đang cầm. Khi đã hiểu được ý nghĩa của những câu trong tờ giấy,