CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 101

76. Bản chất của việc giáo dục trẻ sơ sinh là “vượt ra khỏi những định
kiến có sẵn”

Có nhiều cuộc cách mạng về khoa học, kỹ thuật sau chiến tranh đã làm thay
đổi hẳn cuộc sống của chúng ta như: ở trong nhà vẫn có thể biết được những
việc đang diễn ra bên ngoài trái đất, có thể khám phá được cuộc sống trên mặt
trăng là những điều mà trước đây nhân loại có lẽ chỉ dám nghĩ là giấc mơ.
Những cuộc cách mạng như thế này được sinh ra từ việc dỡ bỏ khuôn mẫu có
sẵn, không bó buộc trong những kỹ thuật, tư tưởng cũ.

Trong thế giới doanh nghiệp tính sáng tạo thường là vấn đề tiên quyết. Nơi
nào không có tính sáng tạo thì nơi đó không thể có cách tân. Để tồn tại được
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào
cũng phải đổ máu trong cuộc cải cách kỹ thuật và nguồn động lực cho sự cách
tân đó chính là tính sáng tạo. Nếu không thường xuyên đổi mới thì ngay đến
sự sinh tồn của doanh nghiệp đó cũng gặp nguy hiểm, vì vậy, tính sáng tạo
càng được chú trọng hơn nữa cũng là điều dễ hiểu. Sống trong một thế giới
như vậy nên khi nhìn sang thế giới của giáo dục tôi nhận thấy rằng, không ở
đâu nghèo sự đổi mới như ở đây. Lấy ví dụ về giáo dục sớm, đến bây giờ mà
vẫn còn tự hào, hiên ngang hô to quan niệm, dạy cho em bé sơ sinh thì chẳng
được kết quả gì. Cứ cố thủ với quan niệm ấy rồi đến khi bé lớn lên, thì lại bắt
đầu phương thức giáo dục nhồi càng nhiều càng tốt, nhét càng nhiều càng tốt,
bó buộc trẻ lại trong một cái khung người lớn tự lập ra. Đổi mới tức là thử sức
với một hạt giống mới, tuy nhiên, thực trạng ngày nay là vẫn đang quá dựa
dẫm vào những cơ cấu cũ, và lười biếng việc thử sức. Nguyên nhân chính
khiến một người làm về kỹ thuật như tôi mà phải đâm đầu vào một lĩnh vực
khác hoàn toàn như giáo dục sớm, cũng vì tôi muốn thử sức để làm cách nào
đó phá vỡ hệ thống cũ mòn này. Tôi cũng mong muốn các bà mẹ trên đời này
cũng sẽ làm vậy, dám thử sức vào việc giáo dục con.

Tôi đặc biệt ghét việc bắt chước ai, và khi nào cũng thấy hứng thú với những
việc mới mẻ. Bản thân con người đã được trang bị sẵn nhu cầu muốn vượt lên
giới hạn, và ở đó có hạt giống của sự tiến bộ. Chừng nào cha mẹ còn mang tư
tưởng “vì nó vẫn còn trẻ con chưa hiểu gì” thì việc đổi mới tính con người và
trí não của trẻ là điều không thể làm được. Tôi nghĩ rằng bản chất thật sự của
giáo dục nằm ở chỗ “vượt ra khỏi khung giới hạn”.

Tư tưởng “cho trẻ con nghe nhạc hay thì cũng chưa hiểu được”, “trẻ con chưa
hiểu lý lẽ thì làm sao giải thích được” cũng chính là đang bị nhốt trong cái
khung cũ kỹ của nền giáo dục trẻ thơ hiện nay.

Người có thể phá vỡ cái khung ấy, mang đến cho trẻ thế giới rộng hơn chỉ có
thể là người mẹ. Những đứa trẻ được lớn lên trong cái khung đã định sẵn
trong chế độ giáo dục như hiện nay có thể chỉ cần giải đúng các đề thi, nói
cách khác, được gọi là những học sinh ưu tú. Nhưng tôi tin, chính những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.