CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 15

Điều này chính là việc một em bé nói còn chưa thạo, mới bập bẹ vài từ đơn
nhưng đã có thể nhìn thoáng qua phân biệt được mấy chục loại xe ô tô, nhớ
được giai điệu các bài hát trong quảng cáo, nhớ được rất nhiều chữ Hán khó.
Các em đâu cần phải phân tích các thứ thành hình dạng cụ thể để nhớ, cũng
không cần hiểu ý nghĩa chữ Hán nhưng các em vẫn ghi nhớ được.

Khả năng nhận thức nguyên mảng này giúp trẻ nắm được tổng quan sự vật
trong khoảnh khắc này giống như trực quan mang tính động vật, người lớn
chúng ta dù muốn cũng không bì kịp được. Vì thế, tôi gọi đây là thời kỳ
khuôn mẫu.

Bộ não của trẻ thời kỳ này chỉ như tờ giấy trắng, không biết phân tích và phán
đoán như người lớn, do đó, nó có thể tiếp thu tri thức mà không đòi hỏi phải
hiểu hay cảm thấy thuyết phục. Ngược lại, cũng vì lý do đó, nếu trong thời kỳ
này mà bỏ mặc không quan tâm chu đáo thì bộ não trẻ không biết phân biệt
nên cũng tiếp thu cả những thông tin xấu, tạo nên con người xấu sau này.
Chính vì thế, đối với bộ não chưa có khả năng phân biệt tốt xấu của trẻ, nhồi
cũng được, nhét cũng được, cha mẹ thấy cái gì đúng thì cứ lặp đi lặp lại nhiều
lần kể cả làm một cách máy móc, mang tính vật lý hay sinh lý cũng hãy cứ
làm để trẻ ghi vào đầu.

7. “Nền tảng giáo dục” là khuôn mẫu cách sống hình thành từ thời ấu thơ

Ở phần trước tôi đã nói thời kỳ khuôn mẫu – trước 3 tuổi cha mẹ cần nhồi
nhét, ép kiến thức vào đầu cho con. Nội dung cần nhồi ép đó chia làm hai
chiều hướng. Hướng thứ nhất như tôi đã trình bày rất tỉ mỉ ở cuốn sách trước,
đó là từ ngữ, âm nhạc, chữ viết, hình vẽ. Tóm lại là lặp lại những khuôn mẫu
tạo nên các yếu tố trí tuệ giúp cho hoạt động của não bộ. Một chiều hướng
nữa là dạy cho con các phép ứng xử hoặc là các nguyên tắc cơ bản mà mỗi
con người đều cần phải biết.

Khi nói phép tắc ứng xử của con người có lẽ một số người sẽ khó mà cảm
thấy đó là một thứ bình thường mà lập tức sẽ nghĩ đến những thứ có chứa
đựng nhân sinh quan, giá trị quan của một người. Do đó, sẽ nghi ngờ việc
đem cách nhìn đời mang tính chủ quan của cha mẹ để áp đặt lên tâm hồn một
đứa trẻ chưa biết gì liệu có được không. Tuy nhiên, cái tôi muốn nói đây
không phải là những thứ cao siêu như các bạn nghĩ.

Những cái tôi muốn cha mẹ dạy cho các con là cái mà dù là những người có
tư tưởng, chủ trương khác nhau đi nữa cũng đều phải thừa nhận đó là quy tắc
cơ bản mà một con người cần biết. Đó là những nguyên tắc sống mà ai cũng
mặc nhiên thừa nhận như: biết coi trọng mạng sống của mình; biết đặt mình
vào hoàn cảnh của người khác; biết dùng cái đầu của mình để suy nghĩ vấn đề
chứ không ỷ lại vào người khác.

Mới nghe thì thấy thật ngốc nghếch vì đây đều là những giao ước được coi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.