CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 16

quá đương nhiên. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy, trong xã hội tưởng như
phức tạp này, nếu ai ai cũng thực hiện được những giao ước đương nhiên này
thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Bởi, nguyên tắc cơ bản của con người
xét cho cùng cũng chỉ như vậy mà thôi.

Tôi nghĩ, đây là những điều thiết yếu nhất mà cha mẹ nên dạy cho con trong
giai đoạn khuôn mẫu. Khi dạy hoàn toàn không cần thiết phải giải thích cho
bé vì sao không được làm, vì sao nó là quan trọng. Từ khi bé chào đời, cha
mẹ khi thì bằng lời nói, khi thì bằng hành động từng tí, từng tí dạy bé những
nguyên tắc tối thiểu nhất của cuộc sống, để bé có thể ghi vào đầu như một
khuôn mẫu. Khi lớn lên, bé sẽ hiểu được ý nghĩa những điều mà cha mẹ đã
dạy. Đúng hơn là có thể bé đã tiếp nhận nó vào trong cốt cách, máu thịt của
mình và ý thức nó, thực hiện nó một cách tự nhiên, vô điều kiện, không nghi
ngờ.

Khuôn mẫu cách suy nghĩ, cách sống được trang bị từ thời ấu thơ này sẽ đi
theo bé suốt cuộc đời, tạo ra sự khác biệt về nền tảng giáo dục, giúp cho cuộc
đời của bé trở nên phong phú, ý nghĩa hơn.

8. Nếu bỏ lỡ thời kỳ ấu thơ thì sau này bản thân đứa trẻ cố gắng bao
nhiêu đi nữa cũng bộc lộ những khác biệt về “nền tảng giáo dục”

Phần trước tôi đã khẳng định “nền tảng giáo dục” là khuôn mẫu cách sống
được trang bị từ thời thơ ấu. Chắc sẽ có một số người phản bác lại quan điểm
đó và cho rằng “Không phải như thế. Quy tắc cơ bản của con người là thứ mà
sau này cùng với quá trình trưởng thành sẽ được học và lúc đấy mới hình
thành”. Thực ra, ban đầu, bản thân tôi cũng nghĩ vậy. Thế nhưng, lớn lên mới
học ngoại ngữ sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với việc từ khi sinh ra đã được nghe
và lớn lên cùng ngôn ngữ đó. Việc dạy các quy tắc trong cuộc sống cũng như
vậy.

Quả thật, giữa việc lớn lên phải cố gắng để nhớ mà vận vào người và việc từ
lúc sinh ra, khi tâm hồn chưa định hình, đã được dạy đi dạy lại nhiều lần thì
rõ ràng sẽ xuất hiện sự khác biệt. Suy nghĩ theo hướng ấy và nhìn lại các sự
việc trong cuộc sống sẽ thấy có vô vàn ví dụ thực tế chứng minh cho kết luận
này.

Ví dụ điển hình nhất là vấn đề mà dường như người Nhật ngày nay đã bẵng
quên lâu lắm rồi là “tâm linh tín ngưỡng”. Tôi nghĩ cách cư xử biết nghĩ đến
người khác, thái độ khiêm nhường, tôn kính trong tâm linh tín ngưỡng chắc
chắn là có ích khi nghĩ đến những nguyên tắc sống cơ bản của con người.

Làm một phép so sánh giữa người từ lúc sinh ra trong cuộc sống mỗi ngày
nghe những lời cầu nguyện, học được từ trong thái độ sinh hoạt hàng ngày
của cha mẹ, người thân với những người khi đã lớn lên tự bản thân giác ngộ,
vừa băn khoăn vừa trang bị cho mình thì dù có chung một tín ngưỡng đi nữa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.