CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 18

đi sức mạnh của mình. Nguyên nhân là ở đâu? Có nhiều giả thuyết khác nhau,
nhưng có lẽ họ tìm thấy trong chủ trương giáo dục trẻ trước 3 tuổi của tôi một
cách giải quyết vấn đề chăng? Đồng thời, điều này cũng ám chỉ đến sự bế tắc
trong phương pháp giáo dục mà chỉ bắt đầu khi trẻ đã ở độ tuổi để hiểu được
lý lẽ chăng?

Giả dụ cố gắng luyện rèn để trang bị những kỹ năng sống cơ bản của con
người đi chăng nữa, nhưng như tôi đã trình bày từ nãy đến giờ, kiểu gì cũng
sẽ có sự sai khác so với “nền tảng giáo dục” mà ngấm vào xương thịt từ bé.

9. Trẻ cảm nhận được nhiều hơn người lớn tưởng

Ở trên tôi đã trình bày, các ông bố bà mẹ hãy mang lại cho trẻ nhỏ càng nhiều
kích thích có lợi càng tốt. Vậy ngoài những thứ người lớn bày dạy một cách
có chủ đích thì trẻ chẳng lẽ không tự tiếp thu vào đầu cái gì khác nữa hay sao?
Tất nhiên, không phải thế. Thực tế là trẻ nhạy cảm với tất cả mọi tác động của
cuộc sống, người lớn chỉ lơ đễnh chút thôi là trẻ cũng đã cho vào đầu kể cả
những thứ trái ngược với những chủ đích người lớn muốn.

Câu chuyện này tôi nghe từ anh Shimoyama Tokuji – chuyên gia tâm lý học
lâm sàng mà tôi có nhắc đến ở phần trước. Một bà mẹ có đứa con gái 3 tuổi,
bà có thai lần nữa và bị sảy thai. Tất nhiên, nói chuyện đó với em bé 3 tuổi thì
bé cũng chưa hiểu được, nên hai vợ chồng bà định làm ra vẻ như không có
chuyện gì. Không ngờ cô bé lại nhớ khái niệm phức tạp đáng sợ là cái chết,
và rất lâu sau cha mẹ bé phải cố gắng rất nhiều mới làm bé quên đi được điều
đó.

Chắc chắn là dù không nói ra thành lời nhưng trong thái độ của bố mẹ hoặc
đã để lộ sự sợ hãi, lo lắng, bất an khi mầm sống mới nhú bị mất đi. Hoặc do
quá lo nghĩ mà trở nên cáu kỉnh, khó chịu, không để ý đến sự có mặt của cô
bé. Nhưng dù gì đi nữa, thì trong đầu cô bé nhỏ tuổi hình ảnh một em bé bị
mất đi đã in sâu vào và trở thành một câu chuyện vô cùng đáng sợ.

Tôi cũng biết đến một người vẫn còn nhớ như in chuyện nhà bên cạnh bị cháy
mà mình chứng kiến lúc 8 tháng tuổi. Anh ấy cũng nói vẫn còn nhớ cả chuyện
người em chào đời khi anh ấy mới hơn một tuổi. Đôi khi có trường hợp là do
ảo giác, do lẫn cả thông tin nghe được bố mẹ kể lại cộng với ký ức của bản
thân. Tuy nhiên, trường hợp của người này không phải như vậy.

Ngày xưa, ông Tanaka Kakuei có kể ông có một ấn tượng rất mạnh mẽ khi
còn bé đã từng nhìn thấy hình ảnh một ông sư có thân thế cao quý mặc bộ đồ
cà sa màu vàng được cáng trên một chiếc kiệu đi ngang qua. Khi ông hỏi lại
mẹ thì mẹ bảo đó là chuyện xảy ra khi ông mới 2 tuổi, làm gì có chuyện ông
vẫn còn nhớ được. Nhưng đúng câu chuyện của ông Tanaka là có thật. Đây
cũng không phải là câu chuyện mà một chính trị gia Tanaka ham thích quyền
uy của những năm sau này bịa ra. Mỗi lần biết thêm được câu chuyện như vậy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.