CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 17

liệu có sự khác biệt nào không? Chính vì thế, mỗi lần gặp người nước ngoài,
trong tôi đều hiện lên băn khoăn, thắc mắc này. Quả đúng như tôi nghĩ. Nếu
có cha mẹ là những người có tín ngưỡng tuyệt vời, từ lúc sinh ra đã được lớn
lên trong bầu không khí tôn giáo tốt đẹp, thì trong cuộc sống đời thường dù
không ý thức, họ vẫn tự nhiên có thái độ khiêm tốn và biết nghĩ cho người
khác. Ngoài ra, thái độ sống được hình thành từ thuở ấu thơ này cũng thường
bộc lộ ra trong hành động rất bình tĩnh ngay cả khi cấp bách hoặc ở ranh giới
giữa sự sống và cái chết như trong phim Titanic. Ngược lại, tâm linh tín
ngưỡng mà lớn lên mới hình thành, thì dường như dù thế nào cũng không cởi
bỏ được những cái mang tính quan niệm. Không chỉ tâm linh tín ngưỡng, mà
“nền tảng giáo dục” cũng không phải là thứ có thể trau dồi một sớm một
chiều được. Theo lời giảng viên danh giá trường Đại học Jochi – Nhà tâm lý
học lâm sàng Shimoyama Tokuji, có một thực tế kỳ lạ là so với những người
từ bé đã lớn lên trong môi trường giáo dục tốt thì số những người lớn lên rồi
cố gắng nỗ lực để học hỏi, cũng có một số vô cùng lỗi lạc nhưng cũng có một
số kiểu gì cũng có vấn đề về mặt nhân cách. Mỗi lần chứng kiến có những
người nếm đủ chua ngọt cuộc đời rồi nhưng vẫn sai lầm đi chệch lối, làm
những việc đáng tiếc, tôi đều không khỏi nghĩ rằng: “Hóa ra dù có tài giỏi
như thế, hiểu biết như thế, từng trải như thế, nhưng đúng là ngay chính bản
thân người đó vẫn có vấn đề mà chính họ cũng không nhận ra”.

Để tránh hiểu nhầm, tôi nói luôn, sự phong phú của “nền tảng giáo dục” ở đây
không phải là thứ có được chỉ nhờ sự phong phú về mặt vật chất. Mặt khác,
nó cũng không liên quan tới vấn đề giai cấp như thượng lưu, trung lưu của
thời xưa. Sự khác biệt về chủng tộc, địa vị xã hội hay nghề nghiệp bố mẹ
cũng không phải là yếu tố mang tính quyết định. Hơn nữa, nếu nói liên quan
đến ví dụ tôi nêu ra hồi nãy, đừng hiểu lầm là cứ gia nhập vào một tín ngưỡng
đặc biệt nào đấy thì việc giáo dục con cái sẽ trở nên hoàn hảo. Giả dụ nếu
đúng như vậy thì ở các nước nơi mà phần lớn các gia đình đều theo một tín
ngưỡng nào đó đáng ra phải có nhiều nhân tài kiệt xuất hơn nữa, và có thể
giải quyết các vấn đề phức tạp mà không cần phải dùng đến phương thức
chiến tranh rồi.

Giả dụ có mang tín ngưỡng hay văn hóa tốt đẹp thế nào đi nữa, nhưng nếu
thời ấu thơ, đặc biệt thời kỳ trước 3 tuổi, cha mẹ không quan tâm bồi đắp đầy
đủ thì cũng coi như lãng phí một báu vật mà thôi. Có lẽ, sở dĩ cuốn “Chờ đến
mẫu giáo thì đã muộn” mà tôi ra mắt lần trước được đón nhận ở các nước
phương Tây còn mạnh mẽ hơn ở Nhật cũng vì các nước đó khá coi trọng vấn
đề bị dậm chân trong giáo dục tín ngưỡng và tài năng theo phương pháp từ
trước tới nay.

Giáo dục tín ngưỡng thực chất là giáo dục con người. Thế nhưng nhìn vào các
cuộc bạo động của xã hội châu Âu những năm trước ta thấy nó đang dần mất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.