CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 31

được đánh mất uy quyền của mình với con.

Thường những người mẹ chú trọng việc giáo dục con tuổi nhũ nhi, lại dễ
phạm sai lầm là “đáp ứng vô điều kiện” với các yêu cầu của con. Vốn dĩ bản
chất của trẻ con là chỉ biết bản thân chúng, cộng thêm việc người mẹ thể hiện
thái độ coi con mình là trung tâm vũ trụ, sẽ là nguyên nhân hình thành nhiều
đứa trẻ sống ích kỷ – một vấn nạn của xã hội trong những năm gần đây.

Tôi cảm thấy thấm thía điều này từ khi nghe câu chuyện của thầy Antonio
Cobos – chuyên gia về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ người Tây Ban Nha. Ông đã
có nhiều năm làm hiệu trưởng trường mầm non ở Nhật. Những câu chuyện
của ông Cobos cho thấy, dù nói gì đi nữa thì một trong những nguyên nhân
hình thành nên tính ích kỷ không biết nghĩ cho người khác của lớp trẻ Nhật
ngày nay phần lớn do thái độ của người mẹ đối với trẻ trong thời kỳ thơ ấu.

Người nước ngoài nhìn vào thường không hiểu nổi tại sao các bà mẹ Nhật
người nào càng nhiệt tâm nuôi dạy con lại càng hay quá giữ ý tứ với con như
vậy. Ví dụ, một người mẹ có khách đột xuất nên đến đón con ở nhà trẻ muộn
mất mấy phút. Đương nhiên đứa trẻ sẽ lo lắng đứng chờ mẹ, thi thoảng có thể
vừa ôm bụng gãi rốn vừa chờ. Lúc người mẹ đến, thể hiện thái độ với con
mình như với một người ngoài: xin lỗi rối rít, giải thích dài dòng. Nhưng
những đứa trẻ đó, dần sẽ có tư tưởng: việc gì không được thuận lợi như ý
mình đều là do lỗi của người khác, lỗi của cha mẹ, lỗi của người lớn.

Còn những đứa trẻ từ thời thơ ấu đã được dạy các quy tắc cơ bản của con
người, thì sau này lớn lên dù có phát triển theo con đường nào đi nữa, cũng
đều sẽ là những con người có tinh thần trách nhiệm cao cả, biết tự suy nghĩ
bằng chính cái đầu của mình. Người mẹ của những đứa trẻ như thế, thường là
những người luôn giữ được uy quyền của mình với trẻ. Không có trường hợp
nào là ngoại lệ hết. Ông Cobos cho rằng, người mẹ phải càng thể hiện rõ
quyền uy của mình hơn nữa đối với con. Trong gia đình, luôn phải có không
khí cho trẻ thấy mẹ có quyền hành hơn con rất nhiều.

Ở châu Âu có quan niệm “trẻ con là vật được chuyển từ tay thánh thần sang
cho cha mẹ dạy dỗ”.

Đảm đương trọng trách to lớn là người đại diện cho thánh thần như vậy
đương nhiên người mẹ cần phải thể hiện uy nghiêm và quyền uy tương tự. Dù
ở Nhật không có quan niệm tôn giáo như thế, nhưng trong phạm vi dạy dỗ trẻ
tuổi ấu thơ, việc đòi hỏi ở người mẹ một điều tương tự kiểu như sứ mệnh là
người đại diện cho thánh thần chắc có lẽ không thay đổi. Nghĩ được như vậy,
tôi tin bạn sẽ có đủ tự tin để tiếp tục giữ quyền uy của mình với con.

21. Nếu người cha không tham gia vào việc nuôi dạy con thì tính cộng
đồng của trẻ sẽ không phát triển được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.