CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 43

lớn đã tác động vào tâm hồn đứa trẻ. Nhưng những vết thương lòng đó lâu
dần sẽ hiện ra dưới các dạng bệnh tâm lý. Đó giống như một cách phản đối
không lời của những đứa trẻ dành cho bậc làm cha mẹ. Hai vợ chồng bất hòa
thì bản thân hai người cũng không vui vẻ gì, tự làm tự chịu, việc đó hai người
phải chịu trách nhiệm. Nhưng người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất,
không phải là hai người, mà là đứa trẻ vô tội. Hãy khắc ghi trong lòng rằng
tình yêu thương, sự đồng cảm giữa cha và mẹ có tác động sâu sắc tới con.
Đồng thời khi đứa trẻ còn nhỏ vợ chồng cãi nhau cũng sẽ để lại hậu quả nặng
nề cho con. Vì vậy, mượn cách nói của các cụ hòa giải ở trên, tôi nói lại cách
khác là: Trước khi đứa trẻ chào đời, hãy làm xong, hãy giải quyết dứt điểm
các rắc rối của hai vợ chồng đi.

30. Ghi âm giọng nói của mẹ cho con nghe cũng có tác dụng trong việc
thắt chặt mối quan hệ mẹ con

Chắc các bạn đã hiểu sự cần thiết của giao tiếp giữa cha mẹ và con, đặc biệt là
giai đoạn con trước 3 tuổi. Việc người mẹ dành thời gian để trò chuyện, ôm
ấp, hát ru, chơi đùa với con là một trong những điều kiện không thể thiếu với
trẻ. Kết luận này đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học về trẻ thơ. Từ kết
luận này để các bạn yên tâm là không cần phải lo lắng về quan niệm “bồng bế
lắm thì nó quen” như dân gian vẫn hay truyền miệng. Đối với những bà mẹ vì
công việc quá bận rộn, hay có những lý do bất khả kháng như tai nạn, bệnh
tật, không thể bên con được thì sự lo lắng như trên chắc chỉ là một điều quá
xa xỉ.

Tôi đã từng nhìn thấy một người mẹ bận rộn đứng bán hàng, nhưng khi con đi
ngang qua cũng cố quay về phía con, gọi con, vuốt má con. Dù chỉ là giây lát
nhưng điều này cũng mang lại cho đứa trẻ cảm giác vô cùng an tâm. Hình ảnh
này khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện của bà Sekiya Ayako mà tôi đã kể ở
phần trước.

Sau khi sinh người con thứ hai bà Sekiya tự mình mở lớp dạy học ở nhà. Đứa
bé bị để nằm một mình nên chỉ được chốc lát là khóc ré lên, làm bà phải ra
khỏi lớp để xem tình hình. Vì thế, bà nghĩ ra cách thu âm giọng nói của mình
lại, và để trong phòng con cho con nghe trong khi bà đang dạy học. Và thật
ngạc nhiên, không biết có phải nhờ nghe tiếng mẹ nên đứa trẻ đã cảm thấy an
tâm như có mẹ bên cạnh trò chuyện không, mà nó trở nên ngoan, chịu ở một
mình trong phòng không quấy nữa.

Hoàng hậu Michiko ngày trước cũng nổi tiếng với câu chuyện là khi bà phải
có việc ra nước ngoài lúc Thái tử điện hạ còn nhỏ, bà đã đọc truyện cổ tích và
thu âm lại để ở nhà cho Thái tử điện hạ nghe trước khi đi ngủ. Sợ những
truyện bà đã đọc cho Thái tử nghe trước đó có thể bị ngắt quãng trong thời
gian mình đi vắng, bà đã đọc và ghi âm đủ phần của số ngày bà vắng mặt,
mỗi ngày một truyện. Điều này làm ta cảm nhận được sự tinh tế rất đúng với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.