Dortmund của Đức. Trong Opera, có nốt nhạc trang trí mà các ca sĩ tenor,
alto(**) thường hát cao lên ở đoạn cuối, để tạo cái kết thúc độc đáo. Thế
nhưng, ca sĩ tenor mà ông chỉ huy lại hát với nhịp khác so với nhịp mà
Omachi nhớ, khiến ông rất băn khoăn và đã chỉ huy để ca sĩ đó hát với tốc độ
nhanh hơn. Đây là câu chuyện khi lần đầu Omachi chỉ huy vở nhạc kịch
Rigoletto, thật kỳ lạ là chỉ có âm điệu cuối cùng không hiểu sao lúc ấy đọng
lại trong ký ức của ông rất tươi mới.
Tổng giám sát giàn nhạc cũng thấy chỉ thị ông đưa ra lúc đấy là hợp lý và
đồng ý với cách làm của ông. Đây là lần đầu tiên ông chỉ huy tác phẩm
Rigoletto này, do đó, các thành viên dàn nhạc đều thấy kỳ lạ không hiểu vì
sao ông lại nhớ về tiết tấu nhạc đó. Ngay bản thân Omachi cũng không lý giải
được vì sao.
Nhưng một ngày nọ khi tình cờ lấy băng cũ từ trong đống băng đĩa ra, ông
mới hiểu ra vì sao ngày đó ông lại nhớ ra tiết tấu nhạc khi chỉ huy. Omachi là
con một, ngày bé ông được cho cái máy nghe nhạc, do đó, ông lớn lên cùng
với những bản nhạc nghe mỗi ngày.
(*) Rigoletto là vở Opera ba màn của Giureppe Verdi. Câu chuyện bi thảm
xoay quanh công tước trụy lạc xứ Mantua, người hề gù lưng của ông mang
tên Rigoletto và con gái xinh đẹp của Rigoletto là Gilda.
(**) Tenor: giọng nam cao; alto: giọng nữ trầm.
Trong số đó có Aria của vở Rigoletto. Đây là “Bài hát của trái tim cô gái” do
Enrico Caruso(*) biểu diễn, nằm ở chương 3 nổi tiếng “Giống như đôi cánh,
trong gió”. Omachi đã ghi nhớ nguyên xi bài hát đó của Caruso và tiết tấu đó
đã hiện về trong đầu khi ông lần đầu tiên chỉ huy dàn nhạc. Đó là nguyên cớ
khiến ông nhận ra tiết tấu mà ca sĩ hát bị chậm. Nhưng khi nghe bài hát đó
ông mới 1 tuổi. Chính tôi cũng ngạc nhiên khi ông có thể nhớ được như vậy.
Sở dĩ tôi giới thiệu dài như vậy về trải nghiệm của Omachi là vì ông đã chứng
thực cho “khuôn mẫu hóa” mà tôi vẫn hay đề cập đến. Không hiếm trường
hợp khi ấu thơ chỉ ghi nhớ một cách sinh lý nhưng ký ức đó vẫn được lưu giữ
đến khi thành người lớn, và một ngày nào đó phát huy tác dụng. Có nhiều
người Nhật nói tiếng Pháp còn chuẩn hơn người Pháp, nhiều người Nhật nói
tiếng Trung giỏi hơn người Trung. Bởi vì họ đã từng sống ở Trung Quốc hay
Pháp khi còn nhỏ. Dù mười mấy năm sau đi nữa, nhưng khi có cơ hội thì
những ký ức ấy về ngôn ngữ vẫn sống lại, giúp họ có thể nói được thứ tiếng
Trung và tiếng Pháp mà người bản xứ cũng phải kinh ngạc.
Khi nghe những ví dụ này, hầu hết chúng ta đều thấy ngạc nhiên, nhưng đây
tuyệt nhiên không phải là hiện tượng thần kỳ gì. Các kích thích lặp đi lặp lại
trong thời kỳ thơ ấu được khuôn mẫu hóa, và khắc ghi vào đâu đó trong các tế
bào não, đến lúc cần thì hoạt động trở lại. Đây là điều rất tự nhiên mà thôi.