trong thời đại ngày nay được. Nếu gọi là di truyền thì tại sao những đứa trẻ
được sinh ra ở nước ngoài đến khi về nước học tiếng mẹ đẻ lại vất vả đến
vậy? Còn tiếng nước ngoài khi lớn lên học vất vả bao nhiêu vậy mà bọn trẻ ấy
lại có thể dùng được thông thạo?
Sở dĩ trẻ sẽ nói tiếng mẹ đẻ đầu tiên khi bắt đầu tập nói là vì hàng ngày đều
được tiếp xúc với mẹ, nhận các kích thích tiếng nói từ mẹ, nên trẻ nhận thức
điều đó như một dạng khuôn mẫu và ghi nhớ vào đầu. Lấy ví dụ từ “xin
chào”, khi được tiếp xúc trẻ sẽ không phân tích từ “xin chào” này thành hai từ
đơn để học thuộc mà nhớ luôn cả cụm gồm hai từ ấy như một khuôn mẫu.
Trong quá trình sử dụng trẻ sẽ dần dần hiểu được ý nghĩa của từ, chứ không
phải hiểu được ý nghĩa trước rồi mới nói được.
Trong giai đoạn khả năng nhận thức nguyên mảng đang phát triển mạnh, nếu
bạn không mang cho trẻ các kích thích tốt, thì năng lực trí tuệ của trẻ khó có
thể phát triển được thêm. Sở dĩ người lớn chúng ta muốn học giỏi ngoại ngữ
khó cũng vì khả năng nhận thức nguyên mảng này đã bị kém đi, cái gì cũng
trước tiên phải hiểu đã thì mới nhớ được, tức là khả năng phân tích đã được
ưu tiên hơn. Vì thế, khi học ngoại ngữ nếu chỉ tập trung vào ngữ pháp trước
thì rút cuộc sẽ không thể nói được. Chủ trương của tôi là ngữ pháp thì để đến
cấp 3 học, còn trong giai đoạn ấu thơ này hãy cho trẻ nhại lại nhiều sẽ có hiệu
quả hơn. Bởi vì, trong giai đoạn khuôn mẫu này, việc lặp đi lặp lại quan trọng
hơn bất cứ thứ gì khác.
Khi hỏi “giáo dục” là gì, chúng ta thường hiểu lầm và có xu hướng ưu tiên
hơn cho các mục tiêu như phân tích, lý giải, hiểu và suy nghĩ. Thế nhưng,
giáo dục mang tính phân tích thì nên để cho giai đoạn khuôn mẫu kết thúc,
khi mà khả năng phân tích đã được chuẩn bị đầy đủ rồi dạy thì hơn.
Khi tôi chủ trương là nên mang đến cho trẻ những kích thích tốt trong giai
đoạn này, có nhiều ý kiến phản đối cho rằng đó là chủ nghĩa nhồi nhét, là nền
giáo dục nhồi nhét. Tuy nhiên, tôi muốn phản biện rằng, nền giáo dục hiện
nay lúc cần nhồi nhét thì không nhồi nhét, đến lúc không được phép nhồi nhét
thì lại nhồi nhét, dẫn đến nhiều tổn hại kèm theo. Cuối cùng người phải chịu
thiệt hại nhất chính là các em nhỏ mà thôi. Tôi thường hay dùng từ “đã quá
muộn” cũng vì mong muốn giáo dục hiện nay phân biệt rõ cách dạy sao cho
phù hợp với năng lực khuôn mẫu và năng lực phân tích của trẻ trong từng thời
kỳ.
42. Những trải nghiệm “hình như nghe ở đâu rồi” sẽ có tác dụng nâng
cao khả năng ngoại ngữ sau này của trẻ
Tôi đã có dịp nghe về “trải nghiệm” rất thú vị của nhạc trưởng tài ba nổi tiếng
thế giới Oomachi Youichiro.
Đây là câu chuyện khi ông chỉ huy tác phẩm Rigoletto(*) tại nhà hát Opera