you”, bao giờ phát âm chữ birthday của các em cũng chuẩn hơn, khác so với
cách phiên âm sang tiếng Nhật, do đó, những lúc đó các em đều phải chịu khó
thay đổi lại cho khớp với mọi người. Những mẩu chuyện như thế càng cho
thấy phát âm của những đứa trẻ đó người Nhật còn lâu mới theo kịp.
Vì thế, với trẻ con thì càng học ngoại ngữ sớm càng tốt, nói cách khác, được
cả xôi lẫn bỏng. Còn nếu đầu tiên chỉ dạy trẻ một ngôn ngữ, thì bộ não sẽ bị
đóng khung với thứ ngôn ngữ đó, sau này dạy ngôn ngữ mới cũng không thể
tiếp thu vào đầu một cách trọn vẹn. Thế nên mới nói, nếu chờ đến khi biết nói
tiếng mẹ đẻ rồi mới dạy ngoại ngữ thì đã muộn.
Điều này không giới hạn chỉ trong việc học ngoại ngữ mà trong nhiều lĩnh
vực khác cũng đúng. Ví dụ, anh Ishi Iisao – nhà giáo dục chữ Hán mà tôi đã
giới thiệu ở phần trước cho biết, những em học sinh lớp 1 được dạy chữ Hán
ngay từ đầu thì khi lên lớp 3 có khả năng đọc viết, khả năng đọc văn bản có
chữ Hán ưu tú mà các anh chị lớp 6 cũng không thể theo kịp. Ngược lại, nếu
theo phương châm của Bộ Giáo dục là phải dạy chữ mềm, chữ cứng(*) trước
rồi mới dạy đến chữ Hán, thì sau này các em rất khó tiếp thu chữ Hán, bởi vì
ảnh hưởng của chữ mềm chữ cứng ban đầu lên não quá sâu rồi. Dẫn đến kết
quả kỳ lạ là sau đó dù các bài kiểm tra chữ Hán vẫn được điểm cao, nhưng
khi viết văn hay khi chép bài giảng các em vẫn không thể viết bằng chữ Hán
một cách thành thạo. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, vì các em chưa luyện
tập nhiều nên mới thế, nhưng riêng việc phải đổ sức luyện tập nhiều mới nhớ
đấy đã cho thấy việc dạy chữ Kana(*) từ đầu khiến nó thành một thói quen,
mới chính là trở ngại thực sự trên con đường học chữ Hán của các em.
(*) Chữ mềm, chữ cứng: Hai bộ chữ cái đơn giản nhất trong bộ chữ của
Nhật. Trong đó, chữ mềm được gọi là Hiragana, chữ cứng được gọi là
Katakana. Người mới học tiếng Nhật thường sẽ được dạy hai bộ chữ này đầu
tiên.
Ở Mỹ, người ta cũng thử nghiệm cho em bé tập trượt băng ngay khi bé bắt
đầu chập chững tập đi. Kết quả cho thấy, so với việc bắt đầu sau khi đã biết đi
thì bắt đầu sớm như thế tiến bộ nhanh hơn rất nhiều.
Cũng giống như sắt, nếu bạn đập để rèn nó trong khi còn nóng thì sẽ thành
được hình dạng bạn muốn, còn nếu để cho nguội cứng rồi mới rèn thì liệu có
thể thành được cái gì?
40. Cho trẻ nghe các bài hát ru của nhiều nước giúp trẻ dễ tiếp thu khi
học ngoại ngữ sau này
Đối với các nhân viên thường trú nước ngoài của công ty tôi, khó khăn lớn
nhất của họ chính là rào cản về ngôn ngữ của bản thân, của gia đình. Tuy
nhiên, khác với người lớn phải đau mắt căng tai tra từ điển và bập bõm nói,
những đứa trẻ lại làm quen rất nhanh và sớm dùng tốt cả tiếng Nhật lẫn tiếng