Không chỉ thế, các nhà tâm lý học cũng cho biết nhờ việc “liên lạc phát tín
hiệu và trả lời qua lại” giữa mẹ và con này, mà dần dần sự kết nối tâm hồn
giữa hai mẹ con được thành hình. Tất nhiên, sự “liên lạc” này là thao tác của
cả hai bên, do đó, người mẹ “phát tín hiệu” cũng có tác dụng thúc đẩy sự
“phát tín hiệu” từ con. Ngay cả khi đứa trẻ không “phát tín hiệu” thì người mẹ
cũng cần tự mình “phát tín hiệu” để bắt chuyện với con. Nhờ vào việc “liên
lạc” này mà tinh thần của trẻ được ổn định, hình thành ở bé năng lực giao tiếp
giúp các mối quan hệ xã hội khi lớn lên sau này được trôi chảy dễ dàng.
Ngược lại, nếu “phản ứng” đối với các “hành động phát tín hiệu” này ít thì
sao? Có nhiều báo cáo của tâm lý học cho thấy, nếu đứa trẻ được đặt nằm ngủ
trong căn phòng không có ai cả thì bé sẽ không phát ra nhiều những âm thanh
ê a như trên nữa.
Liên quan đến điểm này, tôi nhớ ra chế độ “giáo viên gia sư đặc biệt” của Mỹ
mà trước tôi đã từng giới thiệu. Ở một thị trấn nọ của Mỹ, những gia đình cả
hai vợ chồng đều phải đi làm, thời gian em bé được ở cùng mẹ ít, thì nhà
nước sẽ phái gia sư đã qua khóa huấn luyện đặc biệt, một tuần một lần, mỗi
lần một giờ đến trò chuyện cùng trẻ. Điều tra thực hiện ở trẻ trên dưới 1 tuổi
cho thấy ở những gia đình đó, chỉ số trí tuệ của trẻ cao hơn so với những đứa
trẻ khác có cùng điều kiện sống. Năng lực ngôn ngữ của những đứa trẻ này
cũng nhỉnh hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Với ý nghĩa đó, ta
thấy bé chị gái giới thiệu ở phần đầu đã thay người mẹ bận rộn của mình hoàn
thành xuất sắc vai trò “gia sư đặc biệt” với em của mình. Cũng có thể cô bé
cũng vừa trải qua giai đoạn trẻ sơ sinh chưa lâu, nên bé cảm thấy những từ ê a
của em mình giống như những âm thanh tuyệt vời chăng.
47. Trong những trò chơi dân gian có những yếu tố nuôi dưỡng tinh thần
tự lập ở trẻ
Tôi không định bóp méo đi ý nghĩa của từ vựng nhưng thực tế cụm từ “dạy
dỗ” nghe có cảm giác ép buộc, cả phía dạy lẫn phía bị dạy đều không cảm
thấy vui vẻ. Nhưng nếu không có ai đó, vào một lúc nào đó “dạy dỗ” thì đứa
trẻ sẽ không thể tự lập ra ngoài xã hội được. Ai đó chính là người mẹ, một lúc
nào đó chính là “thời kỳ khuôn mẫu”.
Vấn đề là “nhồi nhét” thì tốt hay xấu, như tôi đã nói, việc nhồi nhét trong thời
kỳ khuôn mẫu hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu gì cho đứa trẻ. Dù vậy, tôi
cũng không chủ trương là bất cứ cái gì cũng phải dùng tới cách nhồi nhét để
dạy trẻ. Bởi vì đôi khi trẻ cũng có thể học được nhiều thứ thông qua các trò
chơi với mẹ mình. Khi chơi cùng mẹ trẻ có thể nắm được một cách tự nhiên
điều mẹ muốn dạy, xây dựng được cơ sở để có thể tự lập ngoài xã hội sau này.
Về điểm này, cha ông ngày xưa đã công phu nghĩ ra nhiều trò chơi dành cho
mẹ và con, thông qua đó để giáo dục con luôn. Theo ông Yasuda Takeshi một