Một đứa trẻ từ chỗ hoàn toàn không phản ứng lại dù được cho nghe cái gì,
đến một ngày bỗng có phản ứng với tiếng nhạc được nghe – đó có thể nói là
hạt mầm của hứng thú, thói quen yêu ghét đã bắt đầu xuất hiện. Vì vậy,
phương pháp “nhồi ép” và phương pháp “bày tỏ ý thích” không phải là chỉ
xuất hiện từng cái một mà là mối quan hệ giao thoa nhau trong trạng thái hình
chữ X, một cái giảm thì cái khác tăng và ngược lại. Đặc trưng của thời kỳ
“nhồi ép” là dù không hứng thú cũng không phản kháng lại. Dù thế đi nữa,
nhưng nếu xuất hiện dù chỉ một dấu hiệu rất nhỏ cho thấy lòng hiếu kỳ và sự
hứng thú của trẻ, thì cha mẹ cũng nên cố gắng đáp trả lại thật đầy đủ kỹ càng.
55. Khi trẻ đang hứng thú không nên làm gián đoạn
Những dấu hiệu rất nhỏ của ý chí hay thái độ yêu ghét của trẻ trong thời kỳ
“nhồi ép” này sẽ biểu hiện ra qua những phản ứng thể hiện sự thoải mái hay
không thoải mái trong lòng. Thường bà mẹ nào cũng nhạy cảm với những
thay đổi sinh lý của con, hiểu ngay khi con đói bụng, con khó chịu vì bỉm ướt.
Nhưng hầu như lại không tinh ý để nhận ra với những biến đổi tâm lý như dễ
chịu, khó chịu của con.
Một em bé sau khi sinh 2 – 3 tháng bắt đầu có phản ứng rõ ràng với nhịp điệu.
Ta sẽ thấy không ít trường hợp tay chân bé đập loạn xạ lên khi nghe một nhịp
điệu mà bé thích để bày tỏ sự dễ chịu của mình và ngược lại bắt đầu khóc to
lên để thể hiện sự khó chịu khi nghe một điệu nhạc mà bé không thích. Đứa
con khoảng một tuổi của một người bạn tôi là fan của nhạc cổ điển, nếu được
nghe nhạc cổ điển là vui vẻ hớn hở, còn nếu phải nghe nhạc jazz thì khóc òa
lên. Nếu người mẹ không để ý những “mong muốn” của trẻ, sẽ dẫn đến việc
cướp mất cơ hội bày tỏ ý thích từ trẻ, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển
tinh thần của trẻ.
Tuy nhiên, các bà mẹ thường ngày lại không mấy chú ý để hiểu tại sao bé lại
quẫy đạp tay chân, hay tại sao bé đột ngột khóc. Nếu chỉ vì lý do của người
mẹ mà làm ngắt quãng đoạn nhạc bé đang thích nghe, ép buộc bé nghe thứ
nhạc bé không thích là đã vùi dập đi hạt mầm trưởng thành mất công mới
mọc được của bé. Điều này không giới hạn chỉ trong âm nhạc. Thi thoảng một
số bà mẹ khi con đang say mê với cái gì đó, nhưng vì đến giờ thay bỉm, đến
giờ cho bú vẫn xông vào ngắt quãng giữa chừng. Nếu lúc đó bé biết nói, chắc
chắn bé sẽ nói “mẹ chờ con thêm chút nữa”. Nhưng vì em chưa biết nói nên
cố mọi cách thể hiện cho mẹ hiểu thông qua việc giãy giụa tay chân đó. Em
bé đang say mê chơi đồ chơi, nhưng chỉ vì có khách đến mà mẹ dẹp đồ chơi
của em, sẽ làm giảm đi một nửa niềm hứng thú của em với món đồ chơi đó.
Hứng thú là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để nuôi dưỡng năng lực của trẻ, dù
trong ăn uống bạn lưu ý thế nào đi nữa nhưng nếu sở thích bị gián đoạn bé
vẫn sẽ bị “suy dinh dưỡng” ở mặt tinh thần. Dù là thay bỉm, cho bé bú, cũng
đòi hỏi người mẹ trước khi làm động đến con hãy tế nhị dừng lại một chút để