lượng, hình dạng, xếp hình, giúp cho bộ não được mở rộng hơn rất nhiều nữa.
57. Cửa kéo bằng giấy bị rách cũng mang lại hứng thú cho trẻ
Ngày xưa, việc các gia đình có con nhỏ thì cửa giấy bị xé nham nhở, chiếu
tatami đầy vết mốc là chuyện bình thường. Tuy nhiên, gần đây không biết vì
người mẹ ưa sạch sẽ hay là trẻ con đã thôi những trò nghịch ngợm đó nữa, mà
việc các gia đình có con nhỏ vẫn sạch sẽ ngăn nắp dường như là điều hiển
nhiên vậy. Có thể đối với người mẹ căn phòng được dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ
sẽ dễ chịu hơn, nhưng với đứa trẻ liệu đó có phải là môi trường thực sự tốt
không?
Vốn dĩ con người được ban cho khả năng có thể bằng mắt mình ước lượng
thông tin còn thiếu, từ đó suy luận ra ý nghĩa riêng của mình. Điển hình của
điều này là trò chơi “tranh bị giấu” được có từ ngày xưa. Đây là trò chơi mà
từ trong những chấm đen và trắng dường như không có ý nghĩa nhìn ra được
mặt người hay hình dạng con vật… Giống như vậy, người ta gọi khả năng
nhìn một đối tượng nào đó mà có thể suy ra thành ý nghĩa riêng theo cách của
mình là “khả năng nhận thức nguyên mảng”. Chắc không cần nói nữa các bạn
cũng hiểu giai đoạn tốt nhất để phát triển khả năng này là thời kỳ thơ ấu.
Khuôn mẫu đầu tiên mà em bé nhận thức là khuôn mặt của người mẹ. Trong
chương trước tôi đã trình bày cụ thể, mọi thứ xung quanh đối với em bé đều
là một khuôn mẫu, bé sẽ tìm ra ý nghĩa riêng của sự vật mình nhìn đó theo
cách của mình, nhờ đó thúc đẩy năng lực trí tuệ của bản thân.
Những cánh cửa bị xé nham nhở, những chiếc chiếu dính đầy mốc mà người
lớn chúng ta thấy bẩn thỉu đấy cũng không phải ngoại lệ. Chắc chắn là từ
những cánh cửa rách đấy bé sẽ phát hiện ra ý nghĩa mà người lớn chúng ta
không đoán được, và coi đó như một trò chơi trí tuệ. Liệu chỉ dựa vào cảm
giác của người lớn mà quy ra cái gì là đối tượng gây hứng thú cho trẻ có được
không. Đặc biệt, càng những bà mẹ nhiệt huyết trong việc nuôi con lại càng
hay e sợ phòng bẩn, nguy hiểm với con, nên càng dọn dẹp cho sạch sẽ. Nhưng
một căn phòng quá sạch sẽ thì giống như một căn nhà trống, chỉ làm cạn kiệt
trí sáng tạo trong đầu trẻ mà thôi. Ví dụ, các nhà nghệ thuật tài ba lại thường
có được ý tưởng từ những hình dạng mà người thường chúng ta không hề để
ý tới. Họa sĩ Leonardo de Vinci có đưa ra một lời gợi ý như thế này đối với
những người học vẽ tranh: “Việc tìm kiếm ra những dáng hình con người,
phong cảnh, sông, núi trên những bức tường bẩn thỉu vì rêu mốc hay lẫn lộn
đá là phương pháp thúc đẩy bản năng, làm ta thức tỉnh, và nghĩ ra được vô
vàn ý tưởng thú vị…”.
Đối với nghệ sĩ tài năng hơn bất kỳ nghệ sĩ tài năng nào – em bé, biết đâu
chiếc cửa bị rách hay chiếc chiếu dính mốc lại là đối tượng nuôi dưỡng khả
năng cảm thụ trực quan hơn bất kỳ loại đồ chơi nào khác cũng nên.